'Kiếm' và 'thương' của MiG Việt Nam

Kém xa đối thủ về cả chủng loại và số lượng, nhưng lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam vẫn lập nên được những chiến tích lẫy lừng.

Trong cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam, nếu nói các tiêm kích MiG là những người lính xung kích bảo vệ bầu trời thì pháo và tên lửa là "kiếm" và "thương" để tiêu diệt kẻ thù.

Dưới đây là một số thông tin và hình ảnh về những vũ khí đã cùng phi công Việt Nam lập nên những chiến công khiến kẻ thù phải kiêng nể.

MiG-17 là một trong những tiêm kích đời đầu trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Máy bay có tốc độ cận âm, tầm bay hơn 1.000km và trần bay khoảng 16km. Máy bay được trang bị hai loại pháo 23mm và 37mm.

Trong ảnh là pháo 37mm N-37, lớn nhất trong các loại pháo hàng không có trên tiêm kích MiG của Việt Nam (MiG-17, MiG-19, MiG-21). Pháo có tốc độ bắn không cao, chỉ khoảng 400 phát/phút, với cơ số đạn khá hạn chế, khoảng 40 viên. Tuy nhiên, cỡ đạn lớn khiến pháo có uy lực cực kỳ lớn trong các cuộc cận chiến trên không.

 

Bên cạnh pháo 37mm, bộ pháo của MiG-17 còn có 2 pháo 23mm NR-23, với cơ số đạn 80-100 viên, tùy điều kiện chiến đấu. Pháo 23mm có tốc độ bắn khoảng 800-850 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 690m/s.

 

Với bộ pháo này, phi công Trần Hanh đã hạ gục F-105 Thần Sấm có tốc độ lên tới Mach 2 gần cầu Hàm Rồng trong ngày 4/4/1965.

 

Nguyên một bộ pháo của MiG-17.

 

Là tiêm kích thế hệ sau, MiG-19 có nhiều cải tiến về tốc độ và vũ khí. Tuy được trang bị rocket nhưng máy bay vẫn duy trì bộ pháo hàng không, gồm 3 pháo 30mm NR-30.

 

Là tiêm kích thế hệ sau, MiG-19 có nhiều cải tiến về tốc độ và vũ khí. Tuy được trang bị rocket nhưng máy bay vẫn duy trì bộ pháo hàng không, gồm 3 pháo 30mm NR-30.

 

Một pháo ở dưới bụng máy bay.

 

Hai pháo ở trên cánh, bố trí gần thân máy bay. Pháo NR-30 có tốc độ bắn nhanh, khoảng 850-1.000 phát/phút.

 

Tới MiG-21, dù được trang bị 2 pháo 23mm dành cho cận chiến, nhưng vũ khí chủ yếu của tiêm kích này là các loại tên lửa có điều khiển. Trong ảnh là loại tên lửa K-13 (loại có nắp bảo vệ màu đỏ) và K-5. Tên lửa K-5 là loại có đầu tự dẫn radar. Tên lửa này có tốc độ 2.880km/h. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, do địch tiến hành chiến tranh điện tử quyết liệt, việc sử dụng tên lửa dùng đầu dẫn radar không được phát huy nhiều.

 

Bù lại, MiG-21 trông cậy nhiều vào tên lửa có đầu dẫn hồng ngoại K-13, trong ảnh là đầu tự dẫn hồng ngoại của K-13 sau khi được tháo nắp bảo vệ (màu đỏ). Đây là tên lửa có tốc độ Mach 2,5, khối chiến đấu (thuốc nổ) nặng khoảng 5,3kg, loại thuốc nổ TGAF. Việc bắn mỗi quả được gọi vui là "uống một chai". Để đánh B-52, MiG-21 của ta được trang bị 2 tên lửa K-13.

Tuy nhiên, cấp trên có lệnh đánh B-52 bằng một quả đạn, giữ lại một quả đạn để tự vệ trên đường rút về (dự trữ đế không chiến với máy bay chiến thuật Mỹ). Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, trong trận đánh ở Khu IV ngày 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng đã "uống một chai", tuy nhiên, do B-52 là loại máy bay cỡ lớn, sử dụng 8 động cơ, nên dù bị bắn trúng bởi một quả tên lửa, vẫn đủ sức lết về căn cứ.

Rút kinh nghiệm từ lần bắn bị thương B-52 này, cấp trên chỉ thị cho các phi công của ta "uống hai chai", nghĩa là khi bắt gặp B-52 được phép bắn hết số đạn mang theo. Sau đó, trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội, phi công Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều đã lần lượt bắn rơi tại chỗ 2 chiếc B-52 lần lượt vào các ngày 27/12/1972 và 28/12/1972.

 

Thùng dầu phụ, thường bị lầm tưởng là vũ khí của tiêm kích MiG. Khi cất cánh, các tiêm kích MiG thường mang thêm thùng dầu phụ để kéo dài thêm hành trình khi bay. Khi bước vào tình huống chiến đấu, thông thường mệnh lệnh đầu tiên là "vứt thùng dầu phụ", để máy bay có thêm tính cơ động, lợi thế khi không chiến.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại