Khủng hoảng Ukraine sẽ thúc đẩy phát triển vũ khí hạt nhân?

Cuộc xung đột ở đông Ukraine có thể là nguồn gốc gây ra sự bế tắc giữa Moskva, Kiev và phương Tây, nhưng nó cũng vô tình sẽ dẫn đến sự lan rộng của vũ khí hạt nhân và làm suy yếu n

Vũ khí hạt nhân - "thẻ bảo hiểm nhân thọ"

Như là kết quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine, vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân một lần nữa lại trở thành vấn đề gây tranh cãi toàn cầu về an ninh quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay một quốc gia dựa vào mối đe dọa hạt nhân đáng tin cậy có lẽ là vẫn là điều có nhiều giá trị trong thế giới đa cực ngày nay.

Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine được thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, sau Nga và Mỹ. Mặc dù không có khả năng kiểm soát các loại vũ khí hạt nhân (các cơ chế kiểm soát và tiếp cận vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga), nhưng Ukraine vẫn tự mình sở hữu về mặt vật lý loại vũ khí nguy hiểm và mang tính hủy diệt này.

Một quan chức quốc phòng Ukraine kiểm tra tên lửa hạt nhân SS-19 ngay trước khi nó được tháo dỡ tại thành phố Dnipropetrovsk, đông nam Ukraine năm 1999.

Trên cơ sở mối quan ngại về an ninh của các cường quốc trên thế giới, cùng với khả năng duy trì không có hiệu quả của Kiev và những chi phí tài chính tốn kém, Biên bản ghi nhớ Budapest năm 1994 đã quy định chuyển giao các đầu đạn hạt nhân còn lại ở Ukraine tới Nga để đổi lấy sự trợ giúp quân sự trong trường hợp bị một cuộc tấn công cũng như bảo đảm sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Kiev phải từ bỏ tất cả kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và tham gia vào Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân.

Nhưng đến năm 2014, Biên bản nghi nhớ Budapest 1994 dường như trở nên vô giá trị. Kiev đã viện cớ phàn nàn về ‘sự phản bội của phương Tây” và sự vi phạm biên bản này của điện Kremlin, trong khi Nga tuyên bố vẫn tôn trọng hiệp ước.

Rõ ràng là, nhìn từ phía Ukraine, việc từ bỏ vũ khí hạt nhân cho thấy sự vô lý và bất lợi đối với mong muốn tự nhiên của một quốc gia trong việc đảm bảo sự tồn tại của mình chống lại một thế lực mạnh hơn từ bên ngoài.

Theo suy nghĩ truyền thống, vũ khí hạt nhân là “thẻ bảo hiểm nhân thọ" cuối cùng đối với một quốc gia, bất kể quy mô và khả năng của các lực lượng tác chiến thông thường trên bộ. Dựa vào khả năng hủy diệt lớn của loại vũ khí này, việc sẵn sàng sử dụng chúng trong trường hợp bị một cuộc tấn công, sẽ tạo ra sự sợ hãi thậm chí cả với những đối thủ có vũ khí hạt nhân. Suy nghĩ này vốn rất thịnh hành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng thực tế, các vấn đề như chi phí bảo trì, yêu cầu công nghệ và các vấn đề an toàn lại tạo ra một loạt khó khăn để biến lý thuyết trên thành hiện thực.

Nếu NATO bỏ rơi, Ukraine sẽ khôi phục vũ khí hạt nhân Nếu NATO bỏ rơi, Ukraine sẽ khôi phục vũ khí hạt nhân

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Geletey cho biết, nếu không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ phương Tây thì nước này sẽ buộc phải phục hồi vũ khí hạt nhân.

Khủng hoảng Ukraine thúc đẩy phát triển vũ khí hạt nhân?

Là một quốc gia có tiềm lực công nghệ hạt nhân, Ukraine cảm thấy dễ bị tổn thương do cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay. Trong khi vẫn chưa rõ liệu một Ukraine có vũ khí hạt nhân có thể tránh được sự sáp nhập Crimea vào Nga trong thời kỳ hỗn loạn chính trị và bất ổn xã hội này hay không, các chính trị gia hàng đầu của Ukraine thực sự kêu gọi thực hiện “tái vũ trang" hạt nhân cho rằng sự hủy bỏ các nhiên liệu hạt nhân trước đây là một "sai lầm lớn".

Trong thực tế, Ukraine có vũ khí hạt nhân không phải là một kịch bản có khả năng, ít nhất là trong tương lai gần.

Mặc dù Kiev có một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, chẳng hạn như Vyacheslav Danilenko (người được cho là có liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran), nhưng đơn giản là nước này thiếu kinh phí và vật chất cần thiết, vì tất cả những nhiên liệu giàu uranium (HEU) đã được chuyển đến Nga vào năm 2012 như một phần của chiến dịch "Global Zero" của Tổng thống Mỹ Obama (chiến dịch giải giới vũ khí hạt nhân toàn cầu về con số không).

Theo suy nghĩ truyền thống, vũ khí hạt nhân là “thẻ bảo hiểm nhân thọ" cuối cùng đối với một quốc gia, bất kể quy mô và khả năng của các lực lượng tác chiến thông thường trên bộ.

Tuy nhiên, liên quan đến các biện pháp để tránh phổ biến hạt nhân như vậy, một yếu tố quan trọng lại xuất hiện do những bế tắc giữa Nga và Mỹ hiện nay về vấn đề Ukraine. Công thức chính cho việc giải trừ quân bị toàn cầu thành công nằm ở sự hợp tác giữa các cường quốc hạt nhân thế giới. Nhưng thật không may, sự hợp tác Nga-Mỹ trong lĩnh vực này hiện đang suy giảm từng ngày.

Gần đây nhất, Bộ Năng lượng và Ủy ban Quân sự Hạ Viện Mỹ đã đình chỉ bất kỳ sự hợp tác khoa học và an ninh liên quan với điện Kremlin, trong khi Cơ quan Quản lý An ninh hạt nhân quốc gia nước này đã xem xét lại tất cả các chương trình hỗ trợ với Moskva và nhận thấy thỏa thuận hợp tác an ninh hạt nhân chung, quan trọng đang gặp nguy hiểm.

Những biện pháp trừng phạt đơn phương không chỉ ảnh hưởng đến những nỗ lực của Nga và Mỹ nhằm ngăn chặn khủng bố hạt nhân, mà còn làm suy yếu các chức năng của cái gọi là "Sáng kiến Giảm mối đe dọa toàn cầu” và "Chương trình Hợp tác và Bảo vệ Vật liệu Quốc tế”. Hơn nữa, sự sụp đổ của Thỏa thuận Budapest tiếp tục cho thấy sự yếu kém của luật pháp quốc tế liên quan đến những lợi ích sống còn của các nước lớn và tăng thêm sự nghi ngờ về độ tin cậy của các điều ước quốc tế.

Tương lai sẽ là không chắc chắn khi nói đến các biện pháp hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân. Các yếu tố thuộc về cấu trúc, chẳng hạn như một sự dịch chuyển thế cân bằng quyền lực trong một số khu vực và một trật tự thế giới đa cực đang hình thành sẽ thống trị các chương trình nghị sự an ninh quốc gia, trong khi việc bảo đảm an ninh song phương của Mỹ có thể mất dần độ tin cậy.

Kết quả là, các quốc gia châu Á có năng lực hạt nhân tiềm ẩn như Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể quay lại chính sách quốc gia tự chủ và bắt đầu thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân của mình trong bối cảnh căng thẳng ở châu Á ngày càng gia tăng. Điều này cùng với sự bất ổn ở Trung Đông và những mâu thuẫn kéo dài giữa Moskva và Washington, những cơ hội để tránh phổ biến vũ khí hạt nhân trong tương lai vẫn còn mờ mịt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại