Về số lần thử nghiệm - 2 vụ thì Mỹ đã đuổi kịp Trung Quốc. Ngày 9/1 năm nay, Trung Quốc phóng thành công một tên lửa siêu thanh phân tách khỏi khối đẩy.
Mỹ thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên về loại vũ khí này còn sớm hơn nhiều, từ hồi tháng 11/2011. Khi đó khí cụ bay dự tính mang theo tên lửa đã kịp bay từ Hawaii đến một trong những đảo san hô thuộc thành phần quần đảo Marshall trên Thái Bình Dương.
Quả thực nó không đạt được vận tốc bay trù tính là nhanh gấp 5 lần so với vận tốc âm thanh. Trong tương quan đó, nhiều chuyên viên vẫn cho rằng cuộc thử nghiệm đầu tiên của nước Mỹ là thành công.
Đến lần này, trong vòng chưa đầy 4 giây sau khi phóng ban chỉ huy quân sự Mỹ đã phát lệnh cho tên lửa tự hủy. Trong đoạn bay ngắn ngủi bộc lộ những điểm bất thường. Nhân đây cần nói luôn, thất bại của thiết bị Trung Quốc cũng xảy ra ngay sau khi xuất phát. Tuy nhiên không rõ tên lửa tự phát nổ hay là bị phá hủy theo lệnh của chỉ huy Trung Quốc trên mặt đất.
Ấn bản Mỹ Washington Free Beacon dẫn lời một đại diện của Lầu Năm Góc cho rằng các đầu đạn siêu thanh của Trung Quốc có khả năng mang đòn tấn công hạt nhân đến tận lãnh thổ Mỹ. Trong khi đó theo tuyên bố chính thức thì thứ vũ khí tương tự của Mỹ được tính toán để vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo của Iran và Bắc Triều Tiên cũng như để hủy diệt kho vũ khí tên lửa của những quốc gia tầm trung và kém phát triển hơn.
Vũ khí này cũng có thể đem sử dụng giáng đòn tấn công vào căn cứ của bọn khủng bố. Tuy nhiên, các chuyên viên độc lập nêu giả thiết rằng mục đích chính của Lầu Năm Góc khi hoạch định chương trình chế tạo vũ khí đánh chặn siêu thanh là nhằm ngăn không cho Trung Quốc vượt lên trong lĩnh vực này.
Về phần mình, Trung Quốc đã bắt đầu thiết kế chế tạo và thử nghiệm vũ khí siêu thanh để tạo ra bứt phá tiềm năng chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Biên tập viên chính của báo Giao liên quân sự-công nghiệp, ông Mikhail Khodarenok nhận xét rằng những công trình của Trung Quốc đang tạo lập điều kiện tiên quyết theo hướng đó.
“Ở giai đoạn này, tôi cho rằng Trung Quốc đã tích lũy được tiềm năng để chọc thủng hệ thống NMD Mỹ. Liều thuốc giải độc hiệu quả chống tên lửa siêu thanh hiện chưa chắc chắn mà chỉ là trong ý tưởng của các sáng chế gia, có thể ở đâu đó trong những mô hình mới ở thời đầu thử nghiệm”.
Cuộc chạy đua tên lửa đang diễn ra với loại hình siêu thanh và về thực chất đang trở thành toàn cầu. Xét theo mọi điều, hẳn là cả Ấn Độ cũng sẽ dự phần chạy đua. Bởi ở đây có sự cám dỗ to lớn nếu đạt thành công với loại vũ khí này, tức là có đảm bảo khả năng giáng đòn tấn công mạnh, chớp nhoáng và chính xác vào bất cứ điểm nào trên thế giới. Hơn nữa, nếu như sau đây có xuất hiện hệ thống nào đủ sức đối phó với đòn đánh của tên lửa siêu thanh thì cũng không phải là trong tương lai gần.