Khi có chiến tranh, biên đội tàu sân bay Mỹ lấy dầu từ đâu?

Trần Hòa |

Hiện nay, các tàu trong nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ vẫn phụ thuộc nhiên liệu dầu. Vậy khi chiến tranh xảy ra, hải quân Mỹ làm thế nào để cung cấp nguồn nhiên liệu ổn định cho tàu chiến?

Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã đăng tải bài viết phân tích về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài báo:

Tiếp dầu trên biển

Hệ thống dự trữ dầu đáp ứng nhu cầu trước mắt.

Dự trữ dầu là cơ sở nhằm đảm bảo chiến đấu cho quân đội. Trong thời kỳ chiến tranh Iraq, hải quân Mỹ-Anh triển khai 6 nhóm tác chiến tàu sân bay với khoảng 4 vạn binh sĩ, hơn 400 máy bay các loại tại Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư.

Khi thực hành chiến đấu, mỗi một tàu sân bay tiêu hao khoảng 400 đến 500 tấn nhiên liệu trong một ngày, bình quân từ 3 đến 4 ngày phải bổ sung một lần.

Tàu tiếp dần USNS Pescos di chuyển bên cạnh tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) lớp Nimitz để thực hiện đợt tiếp dầu trên biển theo lịch trình

Tàu tiếp dầu USNS Pecos di chuyển bên cạnh tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) lớp Nimitz để thực hiện đợt tiếp liệu trên biển theo lịch trình. Mặc dù sử dụng năng lượng hạt nhân nhưng các tàu sân bay Mỹ vẫn cần tiếp dầu cho các máy bay trên tàu

Trước chiến tranh, Mỹ vận chuyển hơn 300 tấn dầu diesel và xăng đến khu vực vùng Vịnh, thành lập 23 điểm tập kết nhiên liệu tại Trung Đông, chuẩn bị 420 tàu chở dầu, thuê 2 tàu chở dầu 30.000 tấn để vận chuyển gần 500.000 thùng nhiên liệu từ Nhật Bản đến các căn cứ quân sự Mỹ tại Diego Garcia.

Theo thống kê, chỉ trong kho dầu ngầm của Mỹ tại Kuwait đã lưu trữ hơn 30.000 tấn nhiên liệu diesel.

Hệ thống an ninh 3 cấp

Nhằm đảm bảo tiếp tế dầu trên biển, quân đội Mỹ sử dụng hệ thống an ninh 3 cấp. Biên đội an ninh tuyến 1 biên chế vào nhóm tàu sân bay gồm 2 đến 3 tàu chiến đấu chi viện hoặc tàu hậu cần tổng hợp.

Tuyến 2 có mười mấy đến mấy chục tàu chở dầu, liên tục chi viện cho tàu chiến đấu, thực hiện tiếp viện vòng 2 cho chiến hạm tác chiến, phụ trách vận chuyển nhiên liệu từ trạm trung chuyển hoặc căn cứ tiền duyên đến gần chiến trường.

Mục tiêu chính của tuyến an ninh này là cấp dầu cho lực lượng chiến đấu cùng tuyến an ninh 1, trong trường hợp tuyến 1 không đáp ứng kịp.

a

Các thủy thủ Mỹ kéo một đường ống trên tàu USS George Washington trong khi thực hiện việc tiếp liệu trên biển với tàu chở dầu USNS Pecos

Biên đội an ninh tuyến thứ 3 là nhóm tàu chở hàng và các tàu thương mại khác, nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển nhiên liệu từ hậu phương chiến lược đến trạm trung chuyển hoặc căn cứ tiền duyên.

Ngoài ra, căn cứ hải và không quân là điểm tựa quan trọng để bảo đảm nhiên liệu cho biên đội tàu sân bay.

Trong chiến tranh vùng Vịnh, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tế nhiên liệu cho máy bay với quy mô lớn, cường độ hoạt động cao, căn cứ không quân Mỹ tại khu vực này còn xây dựng hệ thống tiếp dầu nhanh, sử dụng phương pháp bơm xăng bằng lực nén, cho phép đồng thời tiếp dầu cho nhiều chủng loại và số lượng máy bay.

Tiếp dầu trên không

Tiếp nhiên liệu trên không đang dần trở thành trụ cột quan trọng để đảm bảo năng lực chiến đấu cho quân đội Mỹ.

Thực tiễn đã chứng minh, máy bay tiếp liệu trên không đã trở thành trụ cột quan trọng đối với công tác bảo đảm tác chiến trên không và được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh.

Tiếp tế nhiên liệu trên không với quy mô lớn trong chiến tranh thực tiễn được thực hiện lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam.

Một chiếc F/A-18 Hornet trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV 63) được tiếp nhiên liệu từ máy bay KC-135R Stratotanker trên Thái Bình Dương

Một chiếc F/A-18 Hornet trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV 63) được tiếp nhiên liệu từ máy bay KC-135R Stratotanker trên Thái Bình Dương

Trải qua nhiều năm nghiên cứu thực tiễn chiến tranh, công nghệ tiếp dầu trên không càng ngày càng hoàn thiện và thành thục, phạm vi áp dụng càng ngày càng lớn.

Quân đội Mỹ hiện có khoảng 712 máy bay tiếp dầu trên không các loại, trong đó không quân có 589 chiếc, hải quân có khoảng 72 chiếc, thủy quân lục chiến 51 chiếc.

Thực hiện tiếp nhiên liệu trên không là lựa chọn tối ưu để tàu sân bay Mỹ tiến hành tấn công tầm xa.

Khai thác dầu từ nước biển

Biển tàng trữ nguồn nguyên liệu tự nhiên vô cùng phong phú, làm sao để biến nguồn tài nguyên trong lòng bàn tay này thành năng lượng vô tận đã trở thành chủ đề mới mẻ đối với quân đội các nước.

Các thủy thủ kéo ống dẫn dầu qua boong tàu khu trục USS Arleigh Burke (DDG 51) để tiếp nhiên liệu cho trực thăng MH-60S Sea Hawk

Nhằm xóa bỏ sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn năng lượng truyền thống của các hoạt động quân sự, Hải quân Mỹ có ý tưởng đột phá "biến nước thành dầu".

Nếu công nghệ chiết xuất nhiên liệu từ nước biển được phát triển hoàn thiện, trong tương lai, tàu hộ tống các tàu sân bay chiến đấu cũng có thể sử dụng nhiên liệu này, có thể nâng cao đáng kể tính liên tục dài ngày trên biển cho các biên đội tàu sân bay, thậm chí thay đổi hoàn toàn cục diện chiến lược hải quân.

Tàu sân bay USS George H. W. Bush thực hiện tiếp dầu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại