Khám phá "quái vật" 3 thân Triton của Anh

Do có nhiều ưu điểm nổi trội so với tàu 2 thân như: có khả năng tàng hình, tốc độ cao, khả năng chịu sóng gió tốt… nên nghiên cứu, chế tạo tàu 3 thân đang là xu hướng phát triển của các cường quốc hải quân trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ...

Tàu hộ vệ 3 thân “Hải Vương” (Triton) là sản phẩm của chương trình phát triển tàu tác chiến mặt nước tương lai (FSC) của hải quân Anh để thay thế lớp tàu hộ vệ 22/23 đã già cũ. Triton cũng là tàu tác chiến 3 thân động cơ điện lớn nhất thế giới hiện nay.

Năm 1998, Triton do công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ (nguyên là trung tâm nghiên cứu và đánh giá quốc phòng – DERA) đầu tư 20 triệu USD để thiết kế kỹ thuật và công ty Vosper Thornycroft phụ trách việc đóng tàu.

Triton là tàu tác chiến 3 thân động cơ điện lớn nhất thế giới hiện nay

Triton có chiều dài 95m, chiều dài 2 thân bên là 34m; chiều rộng 20m, chiều rộng thân chính 6m, chiều rộng 2 thân bên 1m; mớn nước 3m. Nó có lượng giãn nước 800 tấn, hành trình liên tục trong vòng 20 ngày (tương đương 3000 hải lý); tốc độ bình thường 12 hải lý/h, tốc độ tối đa 20 hải lý/h (tương đương 37km).

Triton sử dụng động cơ diezen - điện để đẩy chân vịt kiểu một trục cố định, liên thông với 2 động cơ đẩy độc lập 2 thân bên tạo nên sự linh hoạt trong thao tác điều khiển và di chuyển của tàu. Biên chế tàu khoảng 30 người, có thể mang theo 1 tàu cao tốc dài 7,3m, xuồng cứu sinh MSA và tàu đệm khí vỏ thép Pacific (RIB).

Nhìn vệt nước phía đuôi tàu có thể nhận thấy, khi chuyển hướng nó vẫn chạy với tốc độ rất cao

Tàu được thiết kê theo kiểu 3 thân, 1 thân chính ở giữa và 2 thân phụ 2 bên. Kết cấu tối ưu của tàu giúp nó tiết giảm diện tích chỉ còn bằng 2/3 các tàu hộ vệ khác, đồng thời giảm lượng giãn nước bằng 1/3 so với các tàu hộ vệ cùng kích cỡ.

Nhưng ưu điểm quan trọng nhất của nó so với tàu đơn thân truyền thống là làm tăng độ ổn định của tàu; giảm trọng lượng; giảm các đặc trưng tín hiệu phản xạ radar, nâng cao khả năng tàng hình; giảm lực cản gia tốc. Boong thượng của thân chính của tàu có khả năng chuyên chở 1 máy bay trực thăng Lynx Mk-8 của hải quân Anh và cả UAV trinh sát.

 

Về các thiết bị dẫn đường, thông tin và thiết bị đo đạc thì Triton sử dụng hệ thống số liệu thông minh của radar tự động theo dõi mục tiêu ARPA (Automatic Radar Plotting Aids) bao gồm 2 loại radar định vị tàu thuyền Sperry dải sóng ES của công ty Northrop Grumman (Sperry  Marine  Bridgemaster-ES Navigational Radar) và radar lưới phẳng X-Band; 2 máy thu tín hiệu LMX400 GPS của công ty thiết bị thăm dò tài nguyên Litton; máy thu Roland-C thuộc hệ thống dẫn đường tầm xa của công ty Fruno; hệ thống hải đồ điện tử và hệ thống tìm kiếm hồi đáp của thuyền trưởng GDS101 của công ty Northrop Grumman. Hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng 3 gói kênh trên 3 băng tần của vệ tinh Ấn Độ Dương gồm: Inmarsat-C, Inmarsat-M và NeraInmarsat-B của công ty Northrop Grumman.

“Hải Vương Triton” sử dụng 2 động cơ điện diezen 2 Paxman 12 VP185 công suất tối đa 2MW cho thân chính và 2 động cơ đẩy cho 2 thân phụ công suất 350KW.

Phần mũi tàu cực nhọn giúp nó giảm bớt lực cản của nước

Về vũ khí trang bị, các bức ảnh chụp trong lần thử nghiệm công khai mới nhất vào cuối năm 2010 không thể quan sát được hệ thống vũ khí, trang bị trên tàu. Nhưng theo tiết lộ của một quan chức quân sự, Triton sẽ loại bỏ hầu hết các loại pháo hạm cỡ nhỏ của tàu hộ vệ lớp 22/23, chỉ sử dụng lại một vài loại tầm cao, tầm xa, đồng thời sử dụng và tăng số lượng các loại tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và ngư lôi chống ngầm thế hệ mới nhất.

Hệ thống vũ khí của tàu hộ vệ lớp 22/23 bao gồm: 4 quả tên lửa chống hạm MM38 Exocet, tầm bắn 42km, tốc độ 0,9Mach; 2 bệ (mỗi bệ 4 ống phóng) tên lửa chống hạm Harpoon, tầm bắn 130km, tốc độ 0,9Mach; 2 bệ (mỗi bệ 6 ống phóng) tên lửa hạm đối không tầm thấp Sea Wolf ; 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm, phóng ngư lôi Stingray, dẫn đường bằng radar chủ/bị động, tầm bắn 11km/45kn. Ngoài ra tàu còn có 1 loạt các vũ khí, trang bị khác như: 5 loại pháo hạm khác nhau, tên lửa gây nhiễu, tên lửa nhử mồi, mồi nhử ngư lôi và các máy gây nhiễu điện tử...

Ngư lôi MU-90 có thể sẽ được lắp đặt trên Triton

Theo vị quan chức quân sự trên, Triton sẽ được trang bị tên lửa đối hạm phiên bản mới nhất của Pháp MM40 Exocet Block3 có tầm bắn lên tới 180km và tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ, tầm bắn 130km.

Về tên lửa phòng không, khả năng Sea Wolf sẽ bị lợi bỏ, thay vào đó là hệ thống phòng không sử dụng tên lửa Aster NT (phiên bản nâng cấp của tên lửa Aster Block 1) có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương có tầm bắn 1.000 km. Hiện tại, Aster Block 1 mới chỉ đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn của đối phương với tầm bắn 600 km.

Ngư lôi Stingray sẽ bị loại bỏ hết, thay vào đó là ngư lôi MU-90 cũng sử dụng các ống phóng loại 324mm. Loại ngư lôi này có chiều dài 3m, đường kính 324mm, trọng lượng 304kg, độ sâu tác chiến từ 25-1000m. Đặc biệt nó có khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29-50 hải lý/h, tầm bắn phục thuộc vào tốc độ. Với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12km, với vận tốc 29 hải lý/h, tầm bắn đạt tới 25km.

Cụm 3 ống phóng ngư lôi Mu-90, cỡ nòng 324mm

Hiện tại, sau Mỹ chỉ có 1 vài nước châu Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển… là có trình độ công nghệ để chế tạo tàu tàng hình 3 thân. Hiện Trung Quốc cũng đang chập chững tìm hiểu công nghệ và mô phỏng lại các kiểu đã có của Anh, Mỹ… nhưng 2 nguyên mẫu thử nghiệm của họ là Bắc Cứu 143 và Đông Cứu 335 còn rất thô sơ, còn xa mới sánh được với “Hải Vương” Triton.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại