Hồi sinh máy bay ném bom Tu-160: Giấc mơ hư ảo của Nga?

Hải Vy |

Tuyên bố gần đây của các quan chức Nga về kế hoạch tái sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160, cùng các dự định mua sắm vũ khí khác, đã khiến nhiều chuyên gia tỏ ý nghi ngờ.

Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, 2 lý do phổ biến nhất cho sự nghi ngờ này là ngành công nghiệp Nga thiếu lượng nhân lực giỏi cần thiết để hỗ trợ nhiều kế hoạch trang bị đồng thời và ngân sách hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu.

Hôm 4/6, ông Yuri Borisov, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách các chương trình mua sắm vũ khí của Nga, tuyên bố trước truyền thông rằng:

Máy bay Tu-160 được lên kế hoạch tái sản xuất sẽ là một phiên bản máy bay mới, với các hệ thống trên khoang vượt xa vài thế hệ so với hệ thống điện tử hàng không từ thập niên 80 của những chiếc Tu-160 cũ.

"Phiên bản máy bay mới sẽ được định danh là Tu-160M2", ông Borisov nói, "theo kế hoạch của chúng tôi, việc chế tạo có thể được tiến hành sau năm 2023".

Các chuyên gia cho rằng kế hoạch hồi sinh máy bay ném bom Tu-160 của Nga không khả thi.

Các chuyên gia cho rằng kế hoạch hồi sinh máy bay ném bom Tu-160 của Nga không khả thi.

Ngoài hiện đại hóa Tu-160, Nga còn có kế hoạch nâng cấp 130 chiếc Mikoyan MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM.

Trọng tâm của đợt nâng cấp này là lắp đặt hệ thống điện tử hàng không mới, hiện đại hóa khoang lái với màn hình hiển thị tiên tiến và trang bị phiên bản mới của hệ thống radar trên khoang.

Được biết đến với tên gọi NIIP Zaslon-M, phiên bản mở rộng này của hệ thống radar quét mảng pha điện tử bị động (PESA) có mảng anten lớn hơn, rộng khoảng 1,4m.

Điều này giúp tăng số lượng mục tiêu mà nó có thể xử lý đồng thời khi ở chế độ TWS (theo dõi trong khi quét) lên 10 mục tiêu.

Phạm vi theo dõi của radar đối với các mục tiêu trên không có diện tích phản xạ bề mặt như của một máy bay chiến đấu tiêu chuẩn là 320km. Hệ thống này còn có thể điều khiển hỏa lực tấn công mục tiêu cách xa 280km.

Hiện tại, dây chuyền lắp ráp của nhà máy có 10 chiếc MiG-31 đang được nâng cấp.

Dây chuyền nâng cấp tiêm kích MiG-31 của Nga tại nhà máy Rzhevsky

Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev còn đề nghị trang bị một lượng lớn các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK, Su-35, tiêm kích thế hệ năm T-50, tiêm kích - bom Su-34 và phiên bản nội địa mới của MiG-35 (từng được đề xuất bán cho Ấn Độ).

Theo một chuyên gia phân tích ở Moscow, chuyên về lĩnh vực quốc phòng Nga:

"Những người đưa ra các yêu cầu này vẫn cho rằng chúng ta đang sống dưới thời Liên Xô.

"Vào thời đó, người ta chỉ đơn giản đưa ra các tuyên bố thì toàn bộ các cục thiết kế và nhà máy sản xuất sẽ phải nhanh chóng thực hiện, mà không ai ước tính lượng tiền cần có hoặc tệ hơn là không tính toán tới các chi phí cơ hội phát sinh".

Một trong những điểm yếu dễ thấy hiện nay của lĩnh vực quốc phòng Nga là nhân lực chỉ bằng 1 phần nhỏ so với ở thời Xô Viết, kéo theo đó là sự sụt giảm tương đương về năng suất.

Sau các đợt cắt giảm trong lĩnh vực quốc phòng Nga, số nhân lực còn lại trong các viện thiết kế quan trọng nhất ước tính chỉ bằng chưa đầy 10% so với mức cao nhất trong thập niên 80 của thế kỷ trước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại