Cụ thể, trong mục 8 Học thuyết quân sự mới đưa ra định nghĩa khái niệm răn đe phi hạt nhân như danh sách các biện pháp chính trị, ngoại giao và kỹ thuật quân sự nhằm ngăn chặn xâm lược chống Nga bằng các phương tiện phi hạt nhân.
Tin cho biết các nhà soạn thảo văn kiện có tính tới ý kiến của giới chuyên gia và đòi hỏi sống còn của thời gian, bởi "vũ khí hạt nhân ngày nay không còn là công cụ răn đe tuyệt đối".
Theo các chuyên gia, phiên bản hiện nay của Học thuyết quân sự có cách diễn đạt quá ngoại giao, được xác định bởi những kỳ vọng phi lý của Nga như triển vọng hợp tác với Mỹ và NATO.
Giờ đây, khi quan hệ giữa Moskva với Phương Tây xấu đi đáng kể, cần xác định rõ nguồn gốc, bản chất, giai đoạn và đối tượng khởi xướng các mối đe dọa. Và dựa trên điều này quy định cách thức Nga có ý định hành động để vô hiệu hóa mối đe dọa quân sự.
Cũng theo các chuyên gia, để thực hiện các khái niệm răn đe chiến lược phi hạt nhân ở các nước phát triển nhất, sau giai đoạn 2015-2020 có thể hình thành các hệ thống chiến đấu trinh sát-tấn công.
Cụ thể là các phương tiện tình báo cảnh báo chiến lược việc một kẻ thù (xâm lược) cụ thể bắt đầu chuẩn bị tấn công.
Nga cho rằng trong tương lai gần, gánh nặng chính của răn đe chiến lược phi hạt nhân thuộc về không quân và hải quân.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng răn đe chiến lược phi hạt nhân, khác với răn đe hạt nhân, có thể thực hiện không phải từ trung tâm mà từ các sở chỉ huy khu vực theo các hướng chiến lược, làm tăng tính linh hoạt và hiệu quả sử dụng.
Hiện nhóm liên bộ thuộc Hội đồng An ninh Nga đang soạn thảo văn kiện trên.