Bản báo cáo ngân sách đặc biệt nhấn mạnh chương trình phòng thủ tên lửa của Seoul trước nguy cơ phải đối mặt với mối đe dọa vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Kế hoạch ngân sách cần được sự chấp thuận của quốc hội trước khi thực hiện từ ngày 01 tháng 1 năm 2014
Hàn Quốc chi đậm phòng thủ tên lửa Triều Tiên.
Trong đó,13.7% ngân sách (tương đương 63 tỷ USD) sẽ được sử dụng để thiết lập một hệ thống lá chắn tên lửa, có khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hệ thống này cũng sẽ được hỗ trợ thêm bởi các máy bay không người lái Global Hawk với khả năng giám sát vệ tinh, cảnh báo sớm trên độ cao lớn và tầm hoạt động rộng.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC2.
Kể từ năm 2006, Hàn Quốc cũng đã tự phát triển hệ thống lá chắn tên lửa. Hệ thống này, được gọi là hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Hàn Quốc (KAMD), dựa vào tên lửa phòng không Patriot PAC2 của Mỹ và hai hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa Green-Pine mua từ Israel. Dự toán ngân sách cũng bao gồm việc mua bổ sung tên lửa đánh chặn PAC-2 và nâng cấp hệ thống hiện tại để ngăn chặn tên lửa của Triều Tiên.
Máy bay không người lái Global Hawk.
Bên cạnh đó, việc nâng cấp các hệ thống phòng không mới hệ thống tên lửa di động (AMD-Cell) cũng đã được lên kế hoạch trong tháng này sau nhiều tháng chậm trễ. AMD-Cell sẽ tích hợp khả năng cảnh báo sớm và theo dõi mục tiêu từ nhiều nguồn, bao gồm cả vệ tinh cảnh báo sớm (DSP) của Mỹ, radar hải quân SPY-1 triển khai trên các tàu khu trục Aegis KDX-III và radar Green-Pine trên đất liền.
Sau khi Bình Nhưỡng đã phóng thành công một tên lửa tầm xa vào tháng 12 năm ngoái và tiến hành vụ thử hạt nhân vào tháng 2 năm nay, Seoul đã đẩy nhanh tiến độ thiết lập một hệ thống đánh chặn tên lửa, được gọi là “Kill Chain”. Hệ thống này được thiết kế để phát hiện dấu hiệu của tên lửa sắp hoạt động hoặc các cuộc tấn công hạt nhân, đồng thời sẽ tung ra các đòn tấn công phủ đầu để loại bỏ các mối đe dọa bằng cách sử dụng các tên lửa đạn đạo.
Khu trục hạm KDX-III trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Ageis.
Triều Tiên được cho là có hơn 1.000 tên lửa với khả năng khác nhau cũng như nhiều bệ phóng tên lửa với tầm hoạt động vô cùng lớn trong đó bao gồm cả Hàn Quốc.
Kế hoạch ngân sách được đưa ra khi quân đội Hàn Quốc đang tìm cách nâng cao khả năng chiến đấu để ngăn chặn các cuộc tấn công của Triều Tiên.
“Chính phủ đang thúc đẩy chương trình mua sắm vũ khí lớn bằng cách đảm bảo một mức độ phù hợp của ngân sách quốc phòng,” Ju Chul-ki, thư ký tổng thống về các vấn đề an ninh nước ngoài, cho biết tại một diễn đàn quốc phòng Seoul hôm thứ năm. “Chúng tôi đang đặt nỗ lực mua sắm vũ khí để thiết lập hệ thống Kill Chain với mục đích phát hiện và tấn công tên lửa của Triều Tiên, và thiết lập các KAMD, có khả năng đánh chặn tên lửa của đối phương”.
Xe tăng chiến đấu chủ lực của Hàn Quốc K2.
Quân đội Hàn Quốc cũng sẽ mua sắm các xe tăng chiến đấu K-2 thế hệ tiếp theo để thay thế các đơn vị xe tăng lão hóa K-1 và M48 của Mỹ, đồng thời mua them các máy bay trực thăng chiến đấu mới trong năm năm tới.
Bên cạnh đó, Hải quân Hàn Quốc cũng có kế hoạch xây dựng tàu khu trục 5.000 tấn, tàu ngầm 1.800 tấn và tàu tấn công đổ bộ để đối phó với căng thẳng gia tăng ở Đông Bắc Á, đặc biệt là các tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-15k của Không quân Hàn Quốc.
Bắt đầu từ năm 2017, Không quân có kế hoạch mua thêm 60 máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo để thay thế phi đội già nua F-4 và F-5 cũng như các máy bay tiếp liệu trên không để mở rộng phạm vi hoạt động của các máy bay chiến đấu F-15K và KF-16.
Hàn Quốc cũng có kế hoạch áp dụng các radar cảnh báo sớm Green-Pine để ngăn chặn hành động khiêu khích từ Triều Tiên.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!