Hải quân Nga có nên đóng khu trục hạm nguyên tử?

Tiêu Giang |

(Soha.vn) - Hải quân Nga đang phải lựa chọn giữa 2 phương án đóng khu trục hạm mới chạy bằng năng lượng thông thường hay năng lượng nguyên tử.

Vào cuối năm 2013, đã có thông tin xung quanh dự án đóng tàu khu trục mới của Nga. Theo những thông tin được hé lộ ban đầu, con tàu sẽ được thiết kế theo kiểu thông thường và áp dụng công nghệ tàng hình. Quân đội Nga sẽ lựa chọn giữa phương án 1 con tàu tương đối nhỏ gọn chạy bằng năng lượng thông thường hoặc 1 con tàu lớn hơn chạy bằng năng lượng nguyên tử.

Đề cập tới động cơ cho tàu khu trục mới, trang mạng Topwar (Nga) đã có bài viết phân tích những ưu nhược điểm của động cơ nguyên tử so với động cơ thông thường để xem liệu Nga có nên đóng khu trục hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử hay không?

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việc tìm kiếm một động cơ nguyên tử phù hợp cho các tàu khu trục tương lai của Nga đang được thảo luận từ rất lâu.

Khu trục hạm có động cơ nguyên tử sẽ có những khả năng toàn diện, thậm chí hỏa lực cũng được tăng cường. Nó sẽ có khả năng hoạt động trong vùng biển xa hơn trong khi đơn độc hoặc trong đội hình chiến đấu của hải quân.

Trên thế giới hiện có Mỹ và Nga được cho là đã tiếp cận được công nghệ tàu chiến chạy bằng năng lượng nguyên tử. Mỹ đã thiết kế các tuần dương hạm nguyên tử từ giữa những năm 90, nhưng “chi phí vận hành còn cao, trong khi không có những ưu việt cụ thể”. Còn đối với Nga thì có tuần dương hạm hạng nặng Peter Đại đế và người em trai của nó là tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov hiện đại hóa.

Tuần dương hạm Peter Đại đế
Tuần dương hạm Peter Đại đế
Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov
Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov

Đã có một số luận điểm ủng hộ cũng như phản đối việc phát triển khu trục hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Những tranh cãi của bên phản đối được đưa ra dựa trên báo cáo của Bộ Chỉ huy chiến dịch của Hải quân Mỹ vào năm 1961, cụ thể:

1. Yếu tố tăng tầm hoạt động với tốc độ tối đa cho các tàu mặt nước không có ý nghĩa quyết định. Cùng với đó, việc tuần tiễu, kiểm soát hàng hải, tìm kiếm tàu ngầm, hộ tống tàu vận tải, thực hiện các chiến dịch nhân đạo và quân sự gần bờ - tất cả đều cần tốc độ chạy rất thấp.

2. Việc trang bị động cơ nguyên tử có chi phí cao hơn, và việc xây dựng các tàu loại này sẽ đắt hơn gấp 1,3 – 1,5 lần so với tàu thông thường. Hiện chưa thể so sánh giá trị khai thác sử dụng thế giới chưa có kinh nghiệm khai thác tàu oại này.

Vấn đề cơ bản là ở chỗ chi phí cho việc sử dụng Uranium (liên quan tới việc vận chuyển và xử lý chúng). Trong điều kiện tăng giá dầu mỏ hiện nay, chi phí cho cả vòng đời của một tàu nguyên tử mặt nước cao hơn 19% so với chi phí cho vòng đời của tàu phi nguyên tử cùng loại.

3. Vào đầu những năm 60, trọng lượng và kích thước của động cơ nguyên tử thường cao hơn đáng kể so với động cơ thông thường (trong điều kiện cùng công suất). Vấn đề lò hơi hạt nhân chưa phải là tất cả. Để chuyển năng lượng dạng hơi do đốt nóng thành năng lượng động năng cho các cánh quạt quay, cần có một hệ thống bánh răng truyền lực chính. Hệ thống này là một tuabin hộp số cồng kềnh, không kém hơn kích thước của tuabin khí thông thường. Đó là lý do tại sao tuần dương hạm nguyên tử trong thời Chiến tranh Lạnh thường lớn hơn so với các tuần dương hạm phi hạt nhân cùng loại.

4. Để bảo dưỡng máy phát điện nguyên tử thì cần có một đội ngũ bảo dưỡng có chất lượng cao hơn, trình độ cao hơn. Có thể điều kiện hiện nay là hợp lý cho việc bắt đầu một kỷ nguyên nguyên tử cho hạm đội.

5. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đó là tính tự chủ của con tàu. Tính tự chủ về nhiên liệu của con tàu bị hạn chế. Ngoài ra, nó còn tự chủ về các quy định, cơ số đạn, độ tiêu hao (chất bôi trơn…).

Ngược lại, những người ủng hộ động cơ nguyên tử cho rằng tính tự chủ của tàu không phải là vấn đề. Những vấn đề lớn nhất luôn phải là việc cung cấp nhiên liệu, hàng nghìn tấn nhiên liệu (đối với tàu thông thường)! Tất cả các vấn đề còn lại, như lương thực, đều là vấn đề nhỏ. Lương thực có thể dễ dàng và nhanh chóng cung cấp hoặc được lưu trữ trong các khoang. Hơn nữa, một tàu tiếp liệu hải quân có thể tiếp cho 5 – 10 tàu khu trục như vậy mỗi lần.

Bên cạnh đó, người ta còn khá nghi ngờ đối với khả năng tổn thương cao của tàu khu trục nguyên tử và sự an toàn của nó khi bị tổn thương trong chiến đấu. Bởi vì, việc tổn thương đối với tuabin khí chỉ là tổn thương đối với một đống kim loại thông thường. Còn đối với lõi của lò phản ứng thì nó phát ra những bức xạ chết người có khả năng giết chết tất cả thủy thủ đoàn.

Tàu ngầm Kursk
Tàu ngầm Kursk

Tuy nhiên, thực tế đối với tai nạn của tàu ngầm nguyên tử Kursk thì luận điểm này sai. Bởi vì, vụ nổ lớn đã phá hủy vài khoang trên tàu nhưng không làm phát sinh thảm họa bức xạ. Cả 2 lò phản ứng hạt nhân của Kursk tự động tắt và nằm an toàn cả năm dưới độ sâu hơn 100 m. Cũng cần bổ sung rằng, ngoài việc khoang chứa lò phản ứng được bọc thép cục bộ thì thân của nó cũng được chế tạo từ những mảng kim loại lớn, dày tới 10 cm. Vì thế, không một tên lửa chống hạm hiện đại nào có khả năng tiếp cận được tới các lõi lò phản ứng.

Nga có nên đóng khu trục hạm nguyên tử?

Về mặt kỹ thuật, so với các tàu chạy bằng năng lượng thông thường, khu trục hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử có vận tốc di chuyển cao hơn, không hạn chế đối với tính tự chủ về dự trữ nhiên liệu và không cần thiết phải tiếp nhiên liệu trong suốt quá trình chiến đấu… Tuy nhiên, những ưu điểm này dường như khó có thể được hiện thực hóa vào thực tế trong hoạt động của Hải quân Nga.

Nhìn chung, động cơ nguyên tử và động cơ thông thường đều có trọng lượng và kích thước gần bằng nhau, và bảo đảm cùng một công suất hoạt động. Còn những quan ngại về thảm họa phóng xạ có thể được bỏ qua xuất phát từ kinh nghiệm khai thác của đội tàu nguyên tử phá băng của Nga, xác suất xảy ra gần bằng không.

Một khuyết điểm duy nhất của động cơ hàng hải nguyên tử là chi phí cao. Điều này được chỉ ra trong các báo cáo công khai của Hải quân Mỹ cũng như xuất phát thực tế trên thế giới chưa có các khu trục hạm nguyên tử.

Khu trục hạm Zumwalt (Mỹ) trong buổi lễ rửa tội ngày 12/4
Khu trục hạm Zumwalt (Mỹ) trong buổi lễ rửa tội ngày 12/4

Thêm vào đó, khác với hạm đội của Mỹ, Nga có học thuyết phát triển hải quân hoàn toàn khác. Mỹ thì dựa vào việc xây dựng ồ ạt những khu trục hạm ứng dụng việc hoàn toàn chuẩn hóa và đồng nhất cơ cấu (điều này là khó có thể và các chiến hạm dường như sẽ khổng lồ và sẽ rất phức tạp, đắt đỏ). Còn chiến hạm mặt nước của Nga với những đặc điểm riêng của mình sẽ rất khác biệt: Đó là các cặp 2 – 3 khu trục hạm lớn, giống về kích cỡ so với khu trục hạm đang thử nghiệm Zumwalt của Mỹ, và được bao quanh bởi các tàu khu trục nhỏ và rẻ hơn. Các khu trục hạm của Nga sẽ chỉ đắt ở lĩnh vực thương mại, và khi sử dụng động cơ nguyên tử thì dường như không ảnh hưởng đáng kể tới chi phí vận hành nó.

Phương án khu trục hạm chay bằng năng lượng nguyên tử hay năng lượng thông thường đối với Nga đều có những ưu điểm riêng.

Trước đó, trong một bài viết đề cập đến dự án tàu khu trục mới của Nga, tờ Lenta cho hay hình ảnh thiết kế hoàn chỉnh của con tàu được kỳ vọng sẽ xuất hiện ngay trong năm nay. Con tàu mới này dự kiến sẽ có những tính năng đặc biệt, có thể so sánh với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.

Thông số kỹ thuật chính xác của con tàu hiện chưa được tiết lộ. Có thể tàu sẽ được trang bị từ 2-4 bệ phóng (mỗi bệ phóng bao gồm 8 ống phóng) đa năng UKSK với các tên lửa Klub hoặc Onyx (Yakhont). Hệ thống phòng không là 2 bệ phóng tên lửa của hệ thống S-500. Hệ thống phòng không tầm gần sử dụng 2 bệ phóng thẳng đứng cho tên lửa của hệ thống Redut. Ngoài ra, tàu có thể còn được trang bị 2 pháo phòng thủ tầm cực gần Pantsir-M và 1 pháo hạm A-192 cỡ nòng 130mm.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại