Các vụ thử trên được tiến hành trên tàu sân bay CVN-77 George Bush trong các ngày từ 15 đến 19-5. Không rõ tại sao tới tận thời điểm hiện tại hải quân Mỹ mới công khai thông tin về SSTD, nhưng từ các thông tin được công bố các vụ thử đều thành công và hệ thống chống ngư lôi mới nằm trong khoang kín có thể vô hiệu hóa thiết bị dẫn đường của ngư lôi đối phương phóng tới.
Chịu trách nhiệm phát triển SSTD là Phòng thí nghiệm Khoa học ứng dụng của Đại học Pennsylvania. Thiết kế của SSTD cho phép nó phát hiện và theo dõi các loại ngư lôi; phân loại và tính toán quỹ đạo di chuyển để lên phương án đánh chặn. Hệ thống đánh chặn trong SSTD không được tiết lộ, như có có khả năng tấn công ngư lôi đối phương ngầm dưới nước và không giống như các dòng rocket chống ngầm hay ngư lôi gây nhiễu hải quân Nga và Mỹ đang sử dụng.
Hải quân Mỹ dự kiến sẽ trang bị SSTD cho các tàu sân bay và chiến hạm quan trọng tới năm 2035.
SSTD của hải quân Mỹ được phát triển dựa trên công nghệ gây nhiễu ngư lôi của Anh ra mắt từ năm 2004. Hệ thống của Anh gồm một sonar thủ động, thiết bị xử lý tín hiệu, hai bệ phóng mồi bẫy và 16 “mồi nhiễu âm thanh” đặc biệt. Đây là sản phẩm của công ty Anh Ultra Electronic. Tuy nhiên, SSTD của Anh đơn thuần là hệ thống gây nhiễu chứ không phải là hệ thống đánh chặn như loại hải quân Mỹ đã giới thiệu.