Giấc mơ xe tăng Armata của TQ vấp phải sự phản đối quyết liệt

Nhật Minh |

Công ty Uralvagonzavod, nơi phát triển siêu tăng Armata, gần đây đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ ý định bán Armata cho Trung Quốc.

Thông tin trên do tờ Vzglyad (trụ sở tại Moscow) đăng tải hôm 20/1, sau đó tới được tờ Want China Times (Đài Loan) dẫn lại.

Oleg Bochkaryov, Phó Chủ tịch Ủy ban quân sự và công nghiệp Nga cho biết, vào tháng Hai tới, quân đội Nga sẽ nhận lô xe tăng Armata đầu tiên.

Sau khi tham gia vào lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít (9/5/2015), tất cả các xe tăng Armata sẽ được đưa trở lại nhà máy để tiến hành một số thay đổi cần thiết trước khi đi vào phục vụ thường xuyên trong biên chế quân đội Nga.

Hình ảnh giả định xe tăng Armata (Ảnh: VPK.name)

Hình ảnh giả định xe tăng Armata (Ảnh: VPK.name)

Đến cuối năm nay, các xe tăng sẽ được chuyển giao cho quân đội để chạy thử.

Theo ông Bochkarev, quân đội sẽ mất khoảng 3 năm để thử nghiệm xe tăng, sau đó, việc sản xuất hàng loạt có thể bắt đầu vào năm 2018.

Mặc dù tăng Armata vẫn chưa đi vào phục vụ trong quân đội Nga nhưng Trung Quốc đã thể hiện mối quan tâm rất lớn tới khả năng nhập khẩu chúng.

Tuy nhiên, mong muốn này của Trung Quốc có lẽ khó thành hiện thực khi Uralvagonzavod đã kịch liệt phản đối ý định xuất khẩu Armata cho Trung Quốc, do lo ngại Bắc Kinh có thể ăn cắp công nghệ mới từ Moscow qua kỹ thuật đảo ngược.

Trong khi đó, các nhà bình luận quân sự Nga cho rằng vẫn còn quá sớm để bàn tới việc bán Armata cho Trung Quốc, bởi phiên bản xuất khẩu của loại tăng này vẫn chưa được thiết kế.

Một số nhận định, có vẻ Trung Quốc đang thử mức độ tin tưởng của Nga thông qua việc bày tỏ ý định mua xe tăng Armata.

Nếu cuối cùng chính phủ Nga quyết định xuất khẩu tăng Armata thì các giao dịch sẽ được tiến hành thông qua tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại