Lạc đà hiện chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong quân đội hiện đại và chỉ với vai trò tuần tra, nhưng kỵ binh lạc đà từng phát triển mạnh ở một số nơi trên thế giới.
Lạc đà được sử dụng nhiều trong sa mạc khô cằn hay vùng Bắc Phi và Trung Đông thời cổ đại, nhờ khả năng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt và thường xuyên thiếu nước.
Mùi của lạc đà khiến ngựa sợ hãi, khiến kỵ binh đối thủ hoang mang và mất kiểm soát. Người Parthia và Sassanid trang bị cho lạc đà để trở thành những kỵ binh hạng nặng.
Các chiến binh Arab thường cưỡi lạc đà trong các cuộc tấn công. Chúng thậm chí còn được trang bị pháo cỡ nhỏ trên lưng.
Vai trò của lạc đà đã giảm nhanh chóng với sự phát triển của súng từ năm 1700 đến 1800, nhưng người ta vẫn thấy quân đội Anh sử dụng chúng trong Thế chiến I và hiện nay là Ấn Độ.
Trong khi đó, lính biên phòng Trung Quốc lại có phương tiện di chuyển được coi là độc nhất thế giới. Thay vì đi lại bằng ngựa thường thấy ở lực lượng biên phòng các nước, lính Trung Quốc tại vùng biên giới giữa Trung Quốc và Pakistan đã chọn bò làm phương tiện di chuyển.
Trên dãy núi Pamir cao hơn 4.700 m so với mực nước biển, lính biên phòng Khunjerab Pass bảo vệ tuyến biên giới giữa Trung Quốc và Pakistan thường sử dụng bò Tây Tạng để tuần tra.
Bò Tây Tạng do thích nghi tốt với độ cao lớn nên được người dân cũng như quân đội Trung Quốc sử dụng để vận chuyển hàng hóa đi khắp các đèo núi.