Toàn cảnh hoạt động và mức độ hiện đại của tiêm kích tàng hình F-22:
F-22 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thành công đầu tiên do Mỹ phát triển.
F-22 được mệnh danh là chiến đấu cơ "siêu cơ động" đầu tiên.
Giống như một con tàu vũ trụ trên bầu trời, tương đương với Động cơ 2 Pratt and Whitney YF119 Turbofan, cho phép F-22 tăng tốc một cách cực kỳ nhanh chóng.
Trong khi Không quân Mỹ đặt hàng 381 chiếc thì thực tế, số F-22 Raptor được sản xuất chỉ là 187. Nguyên nhân: Chúng là những chiếc tiêm kích phí tiền.
Tại thời điểm, Trung Quốc và Nga theo đuổi chương trình phát triển các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thì Mỹ đã chuyển sang nghiên cứu tiêm kích F-35.
Điều đó đồng nghĩa với việc từ năm 2003 – 2011, F-22 không hề có đối thủ cạnh tranh.
Do đó, F-22 đã trở thành "ông hoàng" trong lực lượng tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5.
Tuy nhiên, hiện nay, F-22 đã lộ rõ không ít vấn đề liên quan tới hoạt động máy móc.
Trong bối cảnh yêu cầu cắt giảm chi phí, những bộ phận như ghế thoát hiểm đã quá cũ, phần keo dán lâu ngày mất dần hiệu quả làm bong tróc lớp sơn tàng hình độc hại phủ bên ngoài máy bay. Thậm chí, các hệ thống cung cấp oxy cho phi công cũng đang gặp vấn đề.
Cuối cùng, ngày 19/9/2012 – sau nhiều năm bàn luận về vấn đề cắt giảm chi phí, Tư lệnh Không quân Mỹ - Gilmary M. Hostage III khẳng định những vấn đề liên quan tới F-22 không nằm trong phần cứng mà do yếu tố "sinh lý" của các phi công.
Theo đó, các phi công cần tham gia khóa đào tạo đặc biệt học cách thở đúng nhịp trong khi điều khiển các chiến đấu cơ F-22 "siêu cơ động" dưới trường lực cao.
Do nhu cầu mua bán chiến đấu cơ trên thị trường quốc tế không cao, chính phủ Mỹ đã ban hành lệnh cấm buôn bán F-22.
Giới hạn chức năng chiến đấu, Mỹ đã chuyển sang dùng các tiêm kích F-35 để thay thế cho F-22.
Do khả năng chiến đấu hạn hẹp, F-22 được sử dụng với mục đích thiên về đánh chặn.
Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể chiến đấu nhờ được trang bị các loại vũ khí trên không ưu việt cùng bom phá boongke và đạn dẫn hướng.
Hiện nay, F-22 vẫn đang hoạt động trong 6 đơn vị Không quân riêng biệt, triển khai trên không phận một số khu vực và địa hình khác nhau.
Sự xuất hiện của F-22 tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, cách Iran 200 dặm, đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của Bộ trưởng Quốc phòng Iran.
Khả năng công phá boongke của F-22 được Washington tận dụng trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.
Mặc dù, F-22 chưa từng đối mặt với địch thủ trên không, song cựu Bộ trưởng Quốc phòng Australia đã gọi F-22 là "chiến đấu cơ đáng chú ý nhất từng được thiết kế".
Dù chưa triệt hạ bất cứ đối thủ trên bầu trời, F-22 Raptor vẫn được mệnh danh là "chiến đấu cơ khiến đối thủ đầu hàng ngay từ khi chưa cất cánh".