Tàu chiến
Tàu chiến hiện đại được chia thành 5 nhóm: tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm.
Tàu sân bay, hay hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay, trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Vì vậy, các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay
Tàu tuần dương, còn được gọi là tuần dương hạm, là một loại tàu chiến lớn, có vai trò nổi bật từ cuối thế kỷ 19 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Những chiếc tàu tuần dương đầu tiên được giao các nhiệm vụ tấn công hay bảo vệ độc lập trên biển. Tàu tuần dương rất linh hoạt, chúng có thể bảo vệ chống lại tàu ngầm, máy bay hay tàu nổi đối phương.
Tàu khu trục, hay còn gọi là khu trục hạm, là một tàu chiến chạy nhanh và cơ động, có khả năng hoạt động lâu dài bền bỉ dùng cho mục đích hộ tống các tàu chiến lớn hơn trong một hạm đội, đoàn tàu vận tải hoặc một chiến đoàn và bảo vệ chúng chống lại những đối thủ nhỏ tầm gần nhưng mạnh mẽ, thoạt tiên là những tàu phóng lôi, và sau này là tàu ngầm và máy bay. Khu và trục là các chữ Hán – Việt đều có nghĩa là "đuổi đi".
Tàu hộ tống hay hộ vệ hạm có vai trò để kiểm soát bờ biển và chống tàu ngầm, là một kiểu tàu chiến nhỏ, cơ động, trang bị vũ khí nhẹ. Những chiếc tàu này ngoài những tính năng trên còn có thể trang bị bãi đáp trực thăng rất cơ động. Các chủng loại tàu này thường rất đa dạng, do đó nó còn có thể chia theo khả năng.
Tàu ngầm, còn gọi là tiềm thủy đĩnh, là một loại tàu đặc biệt hoạt động sâu dưới nước. Nhiều quốc gia có lực lượng hải quân sử dụng tàu ngầm cho mục đích quân sự. Ngoài ra tàu ngầm cũng được sử dụng cho vận chuyển hàng hải và nghiên cứu khoa học ở đại dương cũng như ở vùng nước ngọt, giúp đạt tới độ sâu vượt quá khả năng lặn của con người.
Không quân
Máy bay chiến đấu
Các loại máy bay chiến đấu hiện đại đều có khả năng mang theo các loại vũ khí chống tàu hoặc săn ngầm. Ngoài ra, đây cũng là lực lượng hộ tống tàu nhằm chống lại không quân bên phía đối phương.
Máy bay săn ngầm
Máy bay săn ngầm cũng có khá nhiều loại nhưng nổi bật nhất vẫn là trực thăng và thủy phi cơ. Vì đây là hai loại máy bay mang tính cơ động cao, có thể triển khai ở nhiều nơi.
Hỏa lực bờ biển
Loạt tên lửa phòng thủ bờ biển cũng là loại vũ khí đóng vai trò quan trọng trong việc nắm lợi thế khi xả ra tranh chấp trên biển. Nổi bật nhất là các hệ thống phòng thủ bờ biển với các loại tên lửa chống hạm hiện đại. Chẳng hạn, tên lửa chống tàu NSM chỉ nặng hơn 400kg nhưng chỉ cần một quả là đủ làm khinh hạm lượng giãn nước 2.100 tấn hư hỏng nặng.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!