Đài Loan nhận “mưa” máy bay chiến đấu

Danh sách mua sắm gồm: tân trang lại 12 máy bay tuần tra săn ngầm P-3C; mua 30 trực thăng chiến đấu Boeing AH-64E và 60 trực thăng đa dụng Sikosky UH-60M Black Hawk.

Do những mâu thuẫn chính trị bên trong bộ máy chính quyền suốt từ năm 2004-2007 mà kế hoạch trang bị này bị muộn lại mất nhiều năm.

Đã quá nhiều khí tài đáng ra phải cho “nghỉ hưu”, quá nhiều nhân lực phải dùng cho việc bảo dưỡng duy trì thiết bị đó”, ông Hammond nói thêm. Nó đồng nghĩa với việc ngân sách quốc phòng phải gánh thêm một khoản khổng lồ cho việc duy trì các khí tài này trong suốt hơn 5 năm.

Đó là lý do mà chính phủ Mỹ - Đài đã phải tạm dừng chương trình trang bị vũ trang của mình để dành thời gian tích thêm tiền”, ông này nói. Việc bảo vệ hòn đảo với hơn 23 triệu dân này đang ngày càng khó khăn do Trung Quốc không ngừng hiện đại quân sự, đe dọa trực tiếp đến sức mạnh quân sự của Mỹ và Nhật tại khu vực.

Chính phủ Đài Loan đồng ý chi khoản ngân sách “khủng” lên tới 7,6 tỷ USD cho việc trang bị và mua sắm thêm máy bay (đã được lên kế hoạch trong năm nay để ngăn chặn Trung Quốc).

Danh sách mua sắm gồm: tân trang lại 12 máy bay tuần tra săn ngầm P-3C; mua 30 trực thăng chiến đấu Boeing AH-64E và 60 trực thăng đa dụng Sikosky UH-60M Black Hawk.

Các hợp đồng này là một minh chứng quan trọng đang diễn ra  biểu thị cho cam kết an ninh của Mỹ với Đài Loan”, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Đài Rupert Hammond Chambers nói.

Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C sẽ giúp Đài Loan đối phó với Hạm đội tàu ngầm hùng hậu của Trung Quốc.

Lockheed Martin nhận định, họ hy vọng sẽ hoàn thành và giao chiếc P-3C Orion đầu tiên cho Đài Loan vào cuối năm nay. Hai chiếc đầu tiên đã được giao và đang thử nghiệm tại Mỹ. Chiếc P-3 sẽ thay thế cho chiếc Gruman S-2T Turbo Tracker đã già nua, được trang bị từ những năm 1980.

Mẫu P-3C sẽ phải đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn sau khi Trung Quốc trang bị thêm cho mình 4 tàu ngầm lớp Amur mua từ Nga.

Cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush từng đồng ý bán thêm P-3 cho Đài Loan vào tháng 4/2001 nhưng đơn hàng này bị chậm lại do cuộc đấu giá từ L-3 Communication nhằm cạnh tranh với Lockheed Martin. Vào tháng 9/2007, cơ quan Hợp tác Quốc phòng Mỹ (DSCA) thông báo với Quốc hội rằng, công ty chiến thắng là Lockheed Martin.

Trong khi đó, 60 chiếc UH-60M Black Hawks sẽ gánh giúp một phần việc của mẫu trực thăng cũ UH-1H được trang bị từ những năm 1970. Dự kiến, việc chuyển giao những chiếc Black Hawks đầu tiên đầu tiên cho Đài Loan từ tháng 3/2014 và chiếc cuối cùng của đơn hàng này trong năm 2018.

Trực thăng tấn công tối tân AH-64E Apache sẽ tới Đài Loan trong năm 2013.

Đài Loan tiếp tục cơ cấu lại các phi đội của mình với những chiếc UH-1H cho đến khi chúng hết thời hạn sử dụng vào khoảng năm 2020.

Đài Loan đồng thời nhận thêm 30 chiếc Apache vào quý 4 năm nay. Hai chiếc đầu tiên cũng được giao và đang huấn luyện ở Mỹ. Apache sẽ là phi đội chiến đấu tấn công trực thăng thứ 3 của Đài Loan. Hai phi đội trước đó của Đài Loan sử dụng trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra.

Đài Loan dường như sẽ từ bỏ nỗ lực mua F-16C/D, thay vào đó là nâng cấp mẫu F-16A/B Block 20. Điều này gây bất ngờ lớn cho những người ủng hộ kế hoạch bán F-16C/D cho Đài Loan trong quốc hội.

Trước đó, Đài Loan trong nhiều năm nỗ lực “van nài” Mỹ bán tiêm kích F-16C/D tối tân nhưng đều bị chính quyền Mỹ khước từ do những phản ứng quyết liệt từ phía Trung Quốc.

Viễn cảnh các đơn hàng quân sự của Mỹ cho Đài Loan sẽ rõ ràng hơn trong năm nay khi Triển lãm Hàng không và Công nghệ Quốc phòng Đài Bắc sẽ được tổ chức vào tháng 8/2013.

Triển lãm này sẽ trình diễn những trang thiết bị tối tân nhất của Đài Loan và các công ty thế giới. Dù triển lãm này đã bị thu hẹp lại trong năm nay do nhiều nhà thầu Mỹ không còn mặn mà nhưng các Tập đoàn Raytheon và Lockheed Martin vẫn đặt nhiều hi vọng vào triển lãm này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại