Theo nguồn tin này, đi cùng với phi đội Su-30MKI còn có một máy bay vận tải đa năng C-17A CB-80008 từ Phi đội bay số 81 và một máy bay C-130J-30 KC-3801 từ Phi đội bay số 77, mang theo các phi công và các thiết bị cần thiết đủ dùng cho 21 ngày thực hiện hoạt động ở Anh.
Ngoài ra đi theo các tiêm kích Su-30MKI còn có máy bay tiếp dầu IL-78 Tanker tới Coningsby qua đường không Hy Lạp.
Trong khi đó, theo Filghtglobal, cuộc tập trận huấn luyện giữa các tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ và Eurofighter Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh nhằm nâng cao sự hiểu biết hoạt động lẫn nhau giữa hai lực lượng không quân.
Nguồn tin cho biết thêm, nhiều khả năng trong đợt thao diễn lần này còn có màn chiến đấu đối kháng trong tình huống giả định giữa hai dòng chiến đấu cơ này.
Vậy cơ hội sẽ nghiêng về bên nào?
Theo nhà bình luận quân sự hàng đầu của Nga Viktor Litovkin đã so sánh khả năng của tiêm kích Su-30MKI với Eurofighter Typhoon và kết luận, tiêm kích của Anh có rất ít cơ hội. Trong ảnh: Tiêm kích Eurofighter Typhoon.
Theo phân tích của ông Litovkin: “Eurofighter dùng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, đánh chặn máy bay đối phương có thể thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa-bom.
Su-30MKI đa năng, có khả năng tác chiến chống mục tiêu bay, lẫn tiêu diệt mục tiêu mặt đất và mặt nước, yểm trợ lục quân tấn công”.
Trong ảnh: Tiêm kích Eurofighter Typhoon.
Theo vị chuyên gia này, quy mô cơ số đạn dược của 2 máy bay này cũng khác nhau. “Nếu như trên Eurofighter Typhoon, đó là 6,5 tấn, trên Su-30MKI là gần 9 tấn đạn dược, ưu thế trong trường hợp này thuộc về tiêm kích Ấn Độ.
Nếu như trên Eurofighter Typhoon, đó là các tên lửa dùng để tác chiến với mục tiêu bay, thì trên Su-30MKI lắp các tên lửa không đối không, không đối đất...”, ông Litovkin phân tích thêm.
Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MKI.
Ngoài khả năng tác chiến và trang bị vũ khí, theo nhà bình luận Litovkin, Typhoon và Su-30MKI còn khác nhau về radar. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MKI.
“Tiêm kích Nga sản xuất có trạm radar anten mạng pha thụ động.
Nó không phát xạ các tia vô tuyến mà thu nhận bức xạ của các mục tiêu khác, và phóng tên lửa đến nguồn bức xạ đó, còn ở Eurofighter là radar antan mạng pha chủ động, nó có bức xạ.
Nếu so sánh 2 radar thì ưu thế sẽ thuộc về Su-30MKI, nó không để lộ mình, còn Eurofighter Typhoon sẽ thu hút hỏa lực địch về mình”, theo phân tích của Litovkin.
Trong ảnh: Tiêm kích Eurofighter Typhoon.
Vị chuyên gia cũng so sánh tầm phát hiện mục tiêu của 2 máy bay - Su-30MKI là 400 km, Typhoon là không quá 300 km.
Thêm nữa, Typhoon không có hệ thống báo động tên lửa đối phương.
Chính hệ thống này cho phi công thêm mấy giây để cơ động tránh tấn công, bảo toàn tính mạng. Trong ảnh: Tiêm kích Eurofighter Typhoon.
“Tiêm kích của Ấn Độ có các động cơ có điều khiển vector lực đẩy, cho phép máy bay thực hiện những thao tác cơ động lộn nhào thực sự trên trời.
Eurofighter Typhoon hiển nhiên là máy bay cơ động cao, nhưng theo các chuyên gia Nga, để quay đầu nó phải có đến nửa bầu trời. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MKI.
Trong khi đó Su-30MKI thì “khiêu vũ” tại chỗ.
Có một động tác “lá khô” khi máy bay do Nga sản xuất quay tròn tại một chỗ trong một mặt phẳng.
Tất cả các thao tác này không phải để trình diễn mà cần thiết để sống sót trong trận không chiến”, ông Litovkin tiếp tục. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MKI.
Ông Litovkin cho rằng, xét về hiệu quả, tiêm kích đa năng Su-30MKI vượt trội Typhoon, nhờ khả năng siêu cơ động, Su-30MKI sẽ có nhiều hơn cơ hội chiến thắng trong cuộc đấu súng trên không. Trong ảnh: Tiêm kích Eurofighter Typhoon.