Tập đoàn Ukroboronprom: Việt Nam sẽ mua "thú mỏ vịt" Su-34

Bình Nguyên |

Trong báo cáo "Tiềm lực quân sự Việt Nam" của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Ukroboronprom (Ukraine) có đề cập tới việc Việt Nam sẽ mua máy bay chiến đấu đa năng Su-34.

Tập đoàn Xuất khẩu vũ khí Ukroboronprom (Ukraine) gần đây đã công bố Báo cáo có tên "ОБОРОННЕ ЗРОСТАННЯ ПО-В'ЄТНАМСЬКИ - Tiềm lực quân sự Việt Nam", trong đó tập trung đánh giá năng lực quốc phòng của nước ta.

Theo Báo cáo, Việt Nam có thể sẽ mua máy bay tiêm kích - bom đa năng Su-34 và một số loại vũ khí hiện đại khác để thay thế các trang bị vốn có xuất xứ từ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, qua nhiều năm sử dụng đến nay đã lạc hậu rất nhiều.

Trả lời hãng thông tấn Nga Itar-Tass, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết:

 
thủ tướng chính phủ nguyễn tấn dũng
Hợp tác năng lượng và kỹ thuật quân sự là những lĩnh vực trụ cột của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt - Nga. Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, Nga hiện là đối tác quan trọng của Việt Nam.                                                                Thời gian tới, hai nước cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực này, chuyển sang hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực liên doanh sản xuất, nghiên cứu khoa học, thành lập các trung tâm dịch vụ và bảo hành.

Theo dự báo của một số chuyên gia, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thập kỷ tới là tăng cường đầu tư công nghiệp quốc phòng nhằm tự chủ sản xuất phần lớn vũ khí trang bị cho quân đội, hạn chế "điểm yếu chiến lược" là phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

Đồng thời, công nghiệp quốc phòng có thể được dân sự hóa mạnh mẽ, có đóng góp đặc biệt cho sự phát triển của các lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin và giao thông vận tải.

Tháng 9/2012, Chính phủ đã công bố kế hoạch sắp xếp, tái cơ cấu và phát triển các doanh nghiệp quốc phòng tới 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, số lượng sẽ giảm xuống còn 98 công ty, hầu hết đều có khả năng phục vụ lưỡng dụng cả quân sự và dân sự.

Su-34 có khả năng thao diễn không kém các máy bay tiêm kích thế hệ 4 tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Su-34 có khả năng thao diễn không kém các máy bay tiêm kích thế hệ 4 tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Đa dạng hóa nguồn cung công nghệ quốc phòng

Định hướng lớn của Việt Nam là hợp tác với các đối tác nước ngoài trong những dự án chuyển giao công nghệ quốc phòng hoặc mua giấy phép sản xuất để tự chủ phần lớn các loại trang bị.

Một số ví dụ điển hình là đóng tàu Molniya dùng tên lửa Kh-35 Uran cải tiến; sản xuất máy bay không người lái Irkut-200 (Nga) và máy bay không người lái tầm trung Magic Eye (Thụy Điển); đóng tàu hộ vệ tên lửa SIGMA-9814 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) chuyển giao.

Tuy nhiên, đối tác chính trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam vẫn là Liên bang Nga với khoảng 90% lượng mua sắm vũ khí của Hà Nội trong vòng một thập kỷ vừa qua.

Vào tháng 10/2012, hai nước đã nhất trí nâng cao hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng. Theo đó, hai bên mong muốn trong thập kỷ tới sẽ cùng phát triển những dự án mới đầy tham vọng.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4 vừa qua, ông Aleksardr Vasilievich Fomin - Giám đốc cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga cho biết:

Giám đốc cơ quan Liên bang về Hợp tác KTQS
Aleksardr Vasilievich Fomin
Hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng được tăng cường, nhất là hợp tác về công nghiệp quốc phòng, chuyển giao công nghệ sử dụng các sản phẩm công nghiệp quốc phòng và đẩy nhanh việc hợp tác trên lĩnh vực thông tin, viễn thông.

Việt Nam cũng mở rộng nguồn cung vũ khí từ nhiều nước khác như Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Rumani. Ngoài các nước châu Âu kể trên, Việt Nam cũng đẩy mạnh hợp tác với Australia, Ấn Độ, New Zealand và Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia, chiến lược này cho phép Việt Nam tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp công nghệ (và cả vũ khí) từ nước ngoài. Tuy nhên, nền công nghiệp quốc phòng trong nước sẽ không sớm có những bước phát triển vượt bậc.

Thú mỏ vịt Su-34 có thể mang được nhiều loại vũ khí tiên tiến. Ảnh: Airliners.net

Thú mỏ vịt Su-34 có thể mang được nhiều loại vũ khí tiên tiến. Ảnh: Airliners.net

Việt Nam mua tiêm kích bom đa năng Su-34?

Định hướng của Việt Nam là sẽ đầu tư để đưa các Quân chủng PK-KQ, Hải quân, Thông tin liên lạc - Tác chiến điện tử và đặc công tiến thẳng lên hiện đại với vũ khí trang bị thê hệ mới. Trong tương lai gần, các vũ khí này vẫn chủ yếu xuất xứ từ Nga.

Riêng Không quân, Việt Nam đã mua 20 máy bay Su-30MK2 từ Nga và Công ty Sukhoi đã đề xuất xây dựng một trung tâm bảo dưỡng máy bay họ Su cho các nước trong khu vực. Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ xây dựng 4 trung đoàn máy bay chiến đấu hiện đại.

Hiện nay, MiG-21 vẫn đang chiếm số lượng đông đảo nhất trong trang bị, nhưng trong vòng 5 đến 10 năm tới chúng sẽ bị loại biên, nên cần được thay thế. Ứng viên sẽ là một loại tiêm kích hạng nhẹ, có thể là JAS-39 Gripen của Thụy Điến.

Một thông tin khá bất ngờ là Báo cáo của Ukroboronprom chỉ rõ Việt Nam có thể cũng sẽ mua các máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 nhằm thay thế những chiếc Su-22 đã quá cũ.

Su-34 được đánh giá là một trong những loại tiêm kích bom tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Với 12 giá treo, nó có thể mang tới 8 tấn vũ khí, gồm bom điều khiển chính xác, tên lửa đối không, đối hạm, đối đất rất đa dạng. Bán kính tác chiến đạt trên 1.000 km.

Hệ thống điện tử hàng không hiện đại, gồm buồng lái kính với các màn hình hiển thị đa năng và radar đa nhiệm Leninets B-004 quét mảng pha bị động, có thể phát hiện mục tiêu trên không từ khoảng cách 250 km, lập bản đồ số mặt đất cự ly tới 150 km.

Su-34 tác chiến được trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, tiến công mọi loại mục tiêu trên biển và dưới mặt đất, đặc biệt là khả năng tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại