Chiến hạm tuần duyên Mỹ tan chảy do lỗi thiết kế

Năm 2011, Hải quân Mỹ đã phát hiện tình trạng ăn mòn “khủng khiếp” xung quanh hệ thống động lực của chiến hạm tuần duyên LCS Independence.

Vấn đề nghiêm trọng đến nỗi chiếc tàu chiến mới 1 tuổi, song đã phải đưa vào âu cạn để thay toàn bộ chi tiết thân tàu.

Có thể nói chiến hạm dài 125m này đã “tan chảy” ngay trước mắt do một sai lầm trong thiết kế mà theo thuật ngữ kỹ thuật gọi là “ăn mòn tĩnh điện” còn các nhà khoa học dân sự gọi là sự điện phân. Tình trạng này xảy ra khi 2 kim loại khác nhau sau khi tiếp xúc với nhau có dòng điện đi qua bị ăn mòn theo các tốc độ khác nhau. Chuyên gia phân tích độc lập về hải quân Raymond Pritchett viết về vấn đề này như sau: “Điều này có nghĩa là kim loại hoàn toàn bị tan chảy chứ không đơn thuần chỉ là gỉ”.

Có thể nói số phận của lô tàu chiến thuộc lớp “Littoral Combat Ship” (LCS) không hề đơn giản. Ví dụ, Hải quân Mỹ vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm chính về khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng, yếu tố gây ra nhiều tranh cãi – và chưa thể hoàn tất thử nghiệm cho tới năm 2016. Tuy nhiên, hiện người dân đóng thuế Mỹ đã phải trả tiền để mua 24 chiếc tàu loại này, được đóng theo một hợp đồng quân sự, trong khi đó Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chuẩn bị mua sắm lô tàu LCS mới, dự kiến là 52 chiếc.

Trong khi đó, cũng không thể tính tới 3 “modul tác chiến” dự kiến là bộ trang bị thay thế để chuyển đổi LCS, theo nhu cầu, thành tàu rà phá thủy lôi, tàu săn ngầm, hay bãi đậu để chống lại các tàu cỡ nhỏ. Modul tác chiến đầu tiên trong số này, phức tạp nhất và quan trọng nhất, tới năm 2014 vẫn chưa bước vào giai đoạn thử nghiệm hạn chế ban đầu, tuy nhiên vào thời điểm hiện nay Hải quân Mỹ đã mua 4 module như vậy. Vào thời điểm module rà phá thủy lôi hoàn tất mọi thử nghiêm (năm 2018), Hải quân Mỹ phải mua ít nhất 13 tàu loại này.

Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, Independence và các chiến hạm duyên hải khác là có một không hai. Trên thực tế, chúng đặc biệt rẻ. Mỗi chiếc tàu dự kiến có giá chưa tới 400 triệu USD – so với mức giá hơn 1 tỷ USD đối với khu trục hạm lớn hơn lớp Arleigh Burke.

Để duy trì mức giá thấp như vậy, thiết kế của tàu đã loại bỏ nhiều chi tiết – ví dụ như đạn bác cỡ lớn. Danh sách các chi tiết bị loại bỏ thật đáng sợ, có cả cái gọi là “Hệ thống bảo vệ cathod”, được thiết kế để ngăn tình trạng điện phân.

 

theo Báo tin tức

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên