Chê MiG-29 là “Hắc phong”, Trung Quốc “xúc phạm” cả J-31

Thắng Nam |

Gần đây trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện một chùm ảnh chế giễu loại tiêm kích đánh chặn hiện đại MiG-29 của Nga đang bay ở mọi góc độ với 2 động cơ phun khói đen mù mịt.

Khi MiG-29 bị "ném đá" không thương tiếc...

Động cơ MiG-29 nhả khói mù mịt
Động cơ MiG-29 nhả khói mù mịt

Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, MiG-29 sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10FC-1 “Kiêu Long” (phiên bản hợp tác phát triển với Pakistan là JF-17 Thunder) nhưng chất lượng cũng “loàng xoàng” mà giá lại đắt gần gấp đôi.

MiG-29 hiện đang được không quân nhiều nước sử dụng

MiG-29 hiện đang được không quân nhiều nước sử dụng

MiG-29 là máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 4 của Công ty chế tạo hàng không Mikoyan. Loại máy bay này hiện đang được trang bị rộng rãi cho lực lượng không quân nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Venezuela, Malaysia, Ấn Độ…

Động cơ phun khói đen mù mịt của MiG-29 hiện đang được sử dụng trên J-31 Trung Quốc
Động cơ phun khói đen mù mịt của MiG-29 hiện đang được sử dụng trên J-31 Trung Quốc

Đại đa số cư dân mạng Trung Quốc chế giễu MiG-29 là “Hắc Phong” (gió đen), khi bay biểu diễn không cần trang bị thêm khói màu. Nhưng cũng có một số người cảnh báo rằng, MiG-29 sử dụng động cơ RD-33 chính là bản gốc của động cơ RD-93 Nga bán cho Trung Quốc để lắp ráp trên JF-17.

...nhưng J-31 cũng chẳng khá hơn

Cư dân mạng Trung Quốc chế diễu MiG-29 là “Hắc Phong”

Cư dân mạng Trung Quốc chế giễu MiG-29 là “Hắc Phong”

Điểm đặc biệt là hiện nay, chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc là J-31 cũng đang bay thử nghiệm với 2 động cơ RD-93 và đã để lại rất nhều tai tiếng tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 (Chu Hải Airshow 2014), được tổ chức tháng 11/2014.

J-31 Trung Quốc phun khói đen mù mịt khi bay ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
J-31 Trung Quốc phun khói đen mù mịt khi bay ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014

Tại cuộc triển lãm này, chiếc J-31 được không quân Trung Quốc mang ra “show hàng” đã nhả ra khói đen mù mịt ở 1 trong 2 động cơ, trong khi phi công mới chỉ bay ở tốc độ chưa chạm ngưỡng siêu âm. Đây là điều tối kỵ với các tiêm kích có tính năng tàng hình.

Đồ họa tiêm kích hạm dựa trên J-31
Đồ họa tiêm kích hạm dựa trên J-31

Quá trình phát triển J-31 của Tập đoàn hàng không Thẩm Dương song song với dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô. Tập đoàn này hiện cũng đang thai nghén ý tưởng một loại tiêm kích hạm tàng hình J-31, tương tự như F-35 của Mỹ.

Khói của động cơ khiến J-31 giảm sút khả năng tàng hình
Khói của động cơ khiến J-31 giảm sút khả năng tàng hình

Lấy tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ tư để so sánh thì động cơ RD-93 dù vẫn an toàn và ổn định nhưng rõ ràng cũng đã bị lỗi thời.

Chính vì vậy, việc máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc vẫn phải sử dụng phiên bản xuất khẩu của RD-33 khiến nó bị giảm sút tính năng rất lớn, đặc biệt là về khả năng tàng hình, tốc độ và tính cơ động của máy bay.

Động cơ RD-33 trên MiG-29 chính là bản gốc của RD-93 xuất khẩu sang Trung Quốc
Động cơ RD-33 trên MiG-29 chính là bản gốc của RD-93 xuất khẩu sang Trung Quốc

RD-93 là phiên bản xuất khẩu đời đầu của RD-33 dùng cho MiG-29 của hãng OAO Klimov, có lực đẩy hơn 9.000 kg. Hiện Nga đã phát triển đến biến thể cao nhất của nó là RD-33MK, có lực đẩy 11.000 kg, hiện đang được sử dụng trên các loại máy bay chiến đấu MiG-29K, MiG-29KUB và MiG-35.

J-31 sẽ chính thức sử dụng động cơ RD-93 lạc hậu?
J-31 sẽ chính thức sử dụng động cơ RD-93 lạc hậu?

Cũng tại Triển lãm Chu Hải 2014, lần đầu tiên Nga chính thức thông báo về việc sẽ bán động cơ RD-93 cho Trung Quốc để trang bị trên chiến đấu cơ J-31 và phục vụ cho xuất khẩu, nhưng thực chất loại động cơ này đã được Nga bán cho Trung Quốc từ năm 2005.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã mua 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua thêm 500 chiếc loại cải tiến, và còn ngỏ ý muốn mua thêm 1.000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ để phục vụ cho cả mục đích xuất khẩu máy bay chiến đấu.

RD-93 sẽ được lắp đặt trên J-31 nhằm cạnh tranh xuất khẩu với F-35 Mỹ?

RD-93 sẽ được lắp đặt trên J-31 nhằm cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu với F-35 Mỹ?

Sau khi Nga tuyên bố sẽ tiếp tục bán động cơ RD-93, Trung Quốc đã hào hứng nghĩ đến viễn cảnh xuất khẩu J-31 để cạnh tranh với F-35 của Mỹ. Nhưng rõ ràng là khi nhìn MiG-29 và J-31 bay, các chuyên gia quân sự thấy rằng, đó chỉ là mộng tưởng hão huyền của Bắc Kinh.

Khả năng triệt tiêu tối đa bức xạ nhiệt của động cơ là vô cùng quan trọng
Khả năng triệt tiêu tối đa bức xạ nhiệt của động cơ là vô cùng quan trọng

Một chiếc tiêm kích thế hệ 5 được coi là tàng hình khi có thiết kế khí động học tối ưu với khả năng tán xạ sóng radar, được phủ lớp sơn hấp thụ sóng điện từ và triệt tiêu được tối đa các bức xạ nhiệt của động cơ. Giả sử 2 tính năng trên của J-31 là hoàn hảo, nhưng chỉ cần tiêu chí thứ 3 không đạt là đã thất bại.

Tiêm kích tàng hình Trung Quốc dễ dàng bị phát hiện bởi các radar không mạnh do động cơ quá kém
Tiêm kích tàng hình Trung Quốc dễ dàng bị phát hiện bởi các radar không mạnh do động cơ quá kém

Tại Chu Hải, chiếc tiêm kích tàng hình được Trung Quốc ca ngợi là “F-35 Trung Hoa” đã bị radar trên máy bay chiến đấu Su-35 Flanker-E của Nga và thậm chí là cả máy bay vận tải hạng nặng C-17 Globemaster III của Mỹ phát hiện chỉ sau 10 phút bay, một phần là do động cơ của nó quá tồi.

Máy bay chiến đấu thế hệ 5 Trung Quốc đang sử dụng động cơ máy bay chiến đấu thế hệ 4 Nga

Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc đang sử dụng động cơ máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Nga

Chưa tính tới khả năng tàng hình, công nghệ điện tử hàng không, vũ khí… chỉ riêng việc tiêm kích thế hệ 5 Trung Quốc sử dụng động cơ cũ nát của máy bay thế hệ 4 Nga đã nói lên rằng, con đường phát triển hoàn thiện máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc vẫn còn rất xa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại