Vài nét phác thảo về V. Chelomei
Ngày 30/6/2014 - kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà khoa học vĩ đại, tổng công trình sư công nghệ tên lửa và tên lửa- vũ trụ, hai lần anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, chủ nhân của giải thưởng Lênin và 3 giải thưởng nhà nước Liên Xô, 5 huân chương Lê Nin và nhà sáng lập Tập đoàn công nghiệp quốc phòng nổi tiếng toàn thế giới “Tập đoàn công nghiệp quốc phòng NPO" ( NPO – viết tắt tiếng Nga – Tập đoàn khoa học- sản xuất ) chế tạo máy”, viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Nhikolaievich Chelomei.
V.Chelomei là tổng công trình sư duy nhất trên thế giới chỉ đạo việc nghiên cứu chế tạo các tổ hợp và hệ thống cùng một lúc trên cả 3 hướng: tên lửa có cánh, tên lửa đạn đạo và tên lửa - các thiết bị vũ trụ . Những sáng chế của ông đã làm thay đổi diện mạo của vũ khí tên lửa, các phương tiện mang và hiện những sáng chế đó vẫn được ứng dụng trên toàn thế giới.
V.Chelomei và các cộng sự đã thiết kế các tổ hợp tên lửa chống tàu để trang bị cho Hải quân Liên Xô như: tên lửa có cánh đầu tiên trên thế giới được phóng từ tàu ngầm khi đang lặn dưới nước P-70 “Ametist”, sau đó là tên lửa chống tàu P-120 “Malakhit” , tổ hợp tên lửa chống tàu tầm xa P-500 “Bazalt” và tổ hợp tên lửa P-700 “Granit”.
Nhờ những tính năng kỹ thuật ưu việt của các tổ hợp này – có thể phóng từ các phương tiện mang là tàu ngầm kể cả trong khi đang lặn lẫn khi nổi , tốc độ bay siêu âm, cự ly bắn sau đường chân trời – Hải quân Liên Xô đã có được các vũ khí tên lửa tốt nhất trên thế giới lúc đó .
Các loại tên lửa có cánh do V.Chelomey và các đồng sự thiết kế được trang bị cho 80% các tàu nổi mang tên lửa và 100 % các tàu ngầm mang tên lửa của Liên Xô . Cho đến nay, soái hạm của tất cả hạm đội Hải quân Nga vẫn được trang bị các tổ hợp tên lửa tấn công do ông thiết kế .
Chính V.Chelomey là người giải quyết thành công nhiệm vụ đảm bảo chỉ mục tiêu ở sau đường chân trời cho các tên lửa trên – cần phải quan sát biển từ vũ trụ ! Vào đầu năm 1969, ông nghiên cứu thiết kế hệ thống trinh sát biển- vũ trụ với các vệ tinh US-A và US-P và vào những năm 70, hệ thống này đã được đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô .
V.Chelomei cũng là cha để của tên lửa mang UR-200 và tên lửa mang hạng nặng hai tầng UR-500K “ Proton”. Lần phóng “ Proton” đầu tiên được thực hiện vào năm 1965,- tên lửa này đã đưa vào quỹ đạo trạm khoa học với trọng lượng làm sửng sốt toàn thế giới lúc đó là 12,2 tấn . Và khi “ Proton” có thêm tầng ba vào năm 1968, nó đã đưa một trạm nghiên cứu khoa học có trọng lượng lên tới 17 tấn. Tên lửa mang “Proton” đã, đang và sẽ còn được ngành vũ trụ thế giới sử dụng trong một thời gian rất dài nữa.
Ông cũng là ngưới áp dụng kinh nghiệm chế tạo tên lửa UR-200 để thiết kế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa UR-100 và hàng loạt các loại tên lửa khác, đảm bảo sự cân bằng chiến lược với Mỹ về số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cũng như số lượng các đầu tác chiến.
Riêng các tên lửa chiến lược do V. Chelomei và các cộng sự thiết kế trong các năm khác nhau để trang bị cho Bộ đội tên lửa chiến lược đã chiếm hơn 65% toàn bộ số lượng tên lửa của Liên Xô . Các tên lửa UR-100 NUTTKH hiện nay vẫn đang còn trực chiến.
V.Chlomey đã nghiên cứu thiết kế các trạm vũ trụ có điều khiển “Almaz” để chỉ mục tiêu cho các tên lửa chiến lược. Trên các trạm “Almas” “ Saliut-3” và “ Saliut-5” các kíp bay của P.Popovich và Iu.Archiukhin, B. Volynov và V.Zolobov, V.Gorbatko và Iu. Glazov đã tiến hành một khối lượng công tác nghiên cứu khoa học khổng lồ, chứng minh tính đúng đắn của các giải pháp thiết kế- kỹ thuật mà V.Chelomey đề xuất .
V.Chelomey còn là một nhà bác học lỗi lạc trong lĩnh vực cơ học và điều khiển. là Viện sỹ Viện hàn lầm khoa học Nga chuyên ngành cơ học, ông đã được trao Huy chương vàng mang tên N.E Zujovski do có những nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết hàng không , và sau đó là Huy chương vàng mang tên A.M.Liapunov – phần thưởng cao quý nhất của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cho những thành tích nghiên cứu trong lĩnh toán học và cơ học .
Ngoài ra, V.Chelomei còn là một nhà giáo nổi tiếng và có rất nhiều đống góp cho việc đào tạo nhiều nhà khoa học tầm cỡ sau này. Năm 1969, ông đã sáng lập khoa “ động lực học ” tại Trường đại học kỹ thuật Matxcova danh tiếng mang tên Bauman và làm chủ nhiệm khoa này cho đến lúc mất ( 8/12/ 1984).
Con người của những giải pháp mang tính chiến lược
Năm 1953, sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công đầu đạn nhiệt hạch, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải chế tạo các phương tiên mang có thể đưa đầu đạn này đến lãnh thổ của đối phương tiềm năng là Mỹ.
V.Chelomei được giao nhiệm vụ này và đến năm 1959, tổ hợp tên lửa với tên lửa có cánh chiến lược mang đầu đạn hạt nhân P-5 do ông thiết kế đã được bàn giao cho Hải quân Liên Xô ( được phóng từ tàu ngầm). Tổng cộng đã có hơn 200 tên lửa loại này cùng cả 4 loại tàu ngầm của Liên Xô lúc đó tham gia tuần tiễu “ bảo vệ hòa bình” dọc bờ biển Mỹ và Châu Âu.
Để đối phó với chương trình phát triển Hải quân của Mỹ, Liên Xô quyết định triển khai các biện pháp đáp trả phi đối xứng - đóng các tàu ngầm mang tổ hợp tên lửa chống tàu. Trong những năm những năm 50 - 60 Mỹ ráo riết triển khai đóng các tàu sân bay nguyên tử mang vũ khí hạt nhân và đến năm 1951, tàu sân bay “Enterprise” đã được đưa vào trang bị cho hải quân Mỹ .
Ngay sau đó, V.Chelomei đã đề nghị một giải pháp vừa tiết kiệm lại vừa rất hiệu quả thay cho việc chạy đua đóng tàu mới - đó là chế tạo các tổ hợp tên lửa chống tàu P-35 (đưa vào trang bị cho các tàu của Hải quân Liên Xô năm 1962) , tổ hợp tên lửa chống tàu P-6 cho tàu ngầm các dự án 675 và 651 ( đưa vào trang bị năm 1964) . Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có tới 29 chiếc tàu ngầm thuộc dự án 675 và 16 chiếc thuộc dự án 651 mang các tên lửa nói trên được đóng và đưa vào biên chế .
Ông còn tiếp tục nghiên cứu, thiết kế các loại tên lửa có cánh chiến dịch- chiến thuật và chiến dịch cho đến tận ngày mất (8/12/1984) .
Năm 1961, Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Minuteman". Liên Xô lúc này đang gặp nhiều vấn đề với tên lửa đạn đạo xuyên lục đại và nhiệm vụ tìm ra biện pháp đáp trả lại được Bộ Quốc phòng giao cho Phòng thiết kế của V.Chelomei. Cần lưu ý rằng, đến thời điểm này, số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ gấp 6 lần Liên Xô và ưu thế này thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Liên Xô.
Tập thể do Chelomei lãnh đạo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1967, tổ hợp tên lửa bố trí trong hầm phóng UR-100 do ông thiết kế đã được bàn giao cho Bộ đội tên lửa chiến lược và công tác triển khai các tổ hợp này đã được thực hiện với một tốc độ chưa từng thấy – chỉ trong một năm đã có 220 tổ hợp phóng được đưa vào trực chiến. Đến năm 1972, cán cân tên lửa đạn đạo xuyên lục đại Liên Xô- Mỹ lại được cân bằng .
Nhưng đến năm 1968, lại xuất hiện một thách thức chiến lược mới- Mỹ lắp các đầu tác chiến tự tách cho tất cả các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và như thế, số đầu đạn hạt nhân của Mỹ tăng gấp 10 lần . Trước mối đe dọa này , đích thân L.Breznhev ( tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó) đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng quốc phòng tại Ialta vào mùa thu năm 1969 và quyết định chế tạo 8 hệ thống tên lửa chiến lược mới .
V.Chelomei được giao nhiệm vụ thiết kế các tổ hợp mới mang tên UR-`100N và UR-100K với các đầu tự tách và tự dẫn .
Biện pháp đáp trả đã được thực hiện trong một tời gian rất ngắn : trong các năm 1973- 1974 , các tổ hợp tên lửa UR-100K và UR-100 N đã được đưa vào trang bị đáp ứng đúng các yêu cầu về tính năng kỹ- chiến thuật được giao .
Năm 1976, V.Chrlomei và tập thể do ông lãnh đạo lại được BCH trung ương ĐCS Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng Liên Xô giao nhiệm vụ chế tạo loại tên lửa “Meteorit” để đối phó với việc Mỹ triển khai hàng loạt tên lửa có cánh tốc độ dưới âm mang đầu đạn hạt nhân ( “Tomahawk” cho tàu ngầm và ALCM cho máy bay). Chính “Meteorit" do V.Chelomei cùng tập thể Phòng thiết kế do ông lãnh đạo đã góp phần lập lại sự cân bằng chiến lược.
Xin nói thêm , cho đến nay, trên thế giới chưa có loại tên lửa có cánh nào có các tính năng tương tự “Meteorit”
Câu cuối: Viện sỹ V.Chelomei mất đã gần 30 năm, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn có hơn 1000 tên lửa do ông thiết kế đang trực chiến.
Nước Nga không quên ông
Trong những ngày này, nước Nga đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày sinh của ông. Đã xuất bản cuốn tiểu sử V.Chelomei trong loạt sách về những người nổi tiếng. Một cuộc trưng bày các mẫu thiết kế chủ yếu của ông đã được khai mạc tại Bảo tàng ngành vũ trụ ngày 25/6.
Cũng ngày này, tại Đường mang tên Các anh hùng vũ trụ đã tổ chức trọng thể lễ đặt móng tượng viện sỹ V.Chelomei và sẽ còn một bức tượng nữa được cắt băng khánh thành tại Reitov vào ngày 30/6, đúng ngày sinh của ông và cuối cùng sẽ có một buổi lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại Cung hòa nhạc mang tên Chaikovski – Matxcova vào ngày 2/7.
Sức mạnh tên lửa P-70 Ametist
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA