Cặp tàu Gepard thứ 3 của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa Klub?

Ly Vy |

Việc trang bị tên lửa Klub cùng bệ phóng thẳng đứng đa năng sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh cho lớp chiến hạm Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk có kế hoạch trang bị hệ thống tên lửa Klub cho các khinh hạm xuất khẩu thuộc Đề án 11661 lớp Gepard, thông tin này được Tổng Giám đốc nhà máy, ông Renat Mistahov tiết lộ với RIA Novosti.

Cũng theo nguồn tin trên thì các hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E sẽ được thay thế bằng Klub-N.

Chưa rõ phiên bản tàu Gepard xuất khẩu sử dụng tên lửa Klub sẽ được bán cho quốc gia nào, nhưng hiện tại, khách hàng chính của dòng chiến hạm này là Hải quân Nhân dân Việt Nam, và sắp tới chúng ta có thể đặt mua tiếp cặp tàu thứ ba.

Những hình ảnh về quá trình đóng cặp tàu Gepard thứ hai cho thấy dường như cả 2 chiếc vẫn sử dụng tên lửa chống hạm Uran-E. Vì vậy, rất có thể cặp tàu Gepard thứ ba của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa Klub.

Nếu Việt Nam quyết định lắp tên lửa Klub cho cặp tàu Gepard thứ ba thì 2 con tàu này sẽ sử dụng bệ phóng thẳng đứng thay vì bệ phóng nghiêng kiểu KT-184 dùng cho tên lửa Uran-E như hiện nay.

Tàu chiến Dagestan lớp Gepard thộc Hạm đội Caspian của Nga được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Klub-N
Tàu chiến Dagestan lớp Gepard thộc Hạm đội Caspian của Nga được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Klub-N

Bệ phóng thẳng đứng UKSK sẽ được bố trí tương tự như trên tàu tên lửa Dagestan (lớp Gepard) của hạm đội Caspian (Nga), lắp đặt phía trước phần thượng tầng (ngay vị trí lắp Palma của tàu Gepard 3.9 Việt Nam). Tổng cộng sẽ có 8 ống phóng tương ứng với 8 tên lửa mang theo.

Việc sử dụng bệ phóng thẳng đứng UKSK đem đến nhiều lợi thế cho tàu, bởi vì đây là bệ phóng đa năng, tương thích nhiều loại tên lửa trong họ Klub (như tên lửa chống hạm, chống ngầm, đánh đất), giúp cho tàu có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Ngoài ra, việc sử dụng ống phóng thẳng đứng còn giúp khả năng tàng hình của tàu được tăng lên đáng kể.

Với bệ phóng thẳng đứng UKSK, tàu chiến Gepard sẽ có thêm khả năng tấn công các mục tiêu trên đất liền như cảng biển, căn cứ ven bờ, các vị trí neo đậu tàu thuyền của đối phương...

Đây là khả năng mà rất ít lực lượng hải quân trên thế giới có được, và hiện nay trong khu vực Đông Nam Á cũng chưa có nước nào sở hữu tàu chiến trang bị tên lửa hành trình đánh đất.

Tên lửa chống hạm Klub hay Yakhont có tầm bắn, tốc độ và đầu đạn với uy lực vượt trội hơn nhiều lần so với Uran-E, do đó nó còn giúp Gepard vươn lên trở thành "sát thủ diệt hạm" hàng đầu khu vực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại