Cách Nga chọc tức đối thủ bằng biệt danh vũ khí

Nhật Minh |

"Quả chuối", "ruồi", "ếch"... là những biệt danh hài hước mà các nhà thiết kế vũ khí Nga đặt cho những "cỗ máy chiến tranh" của mình.

Hãng tin Sputnik (Nga) đăng bài viết cho hay:

Trong lịch sử chế tạo vũ khí, các viện thiết kế quân sự của Nga và Liên Xô đã không ít lần “troll” các đối thủ tiềm năng của mình bằng cách nghĩ ra những cái tên hài hước cho các hệ thống vũ khí do họ chế tạo.

Vũ khí lục quân

Các nhà thiết kế xe tăng Nga có vẻ là những chuyên gia “troll”, khi nghĩ ra những cái tên vô cùng nhẹ nhàng cho những cỗ máy thần chết của họ.

Chẳng hạn, các nhà thiết kế gọi xe tăng T-72B2, một biến thể hiện đại hóa sâu của T-72, là “Slingshot” (phiên âm tiếng Nga: Rogatka) – Tam dịch: Súng cao su.

T-72M1, một biến thể hiện đại hóa khác của T-72, được đặt biệt danh là “Banana” (Banan) – Quả chuối.

Trong khi đó, TOS-1, hệ thống phun lửa hạng nặng uy lực nhất thế giới đặt trên khung gầm xe tăng, được gọi theo tên nhân vật truyện thiếu nhi “Pinocchio” (Buratino).

Hệ thống TOS-1A, biến thể của hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1 Buratino (Pinocchio)

Hệ thống TOS-1A, biến thể của hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1 "Buratino" (Pinocchio). Ảnh: Sputnik

Các nhà thiết kế hệ thống pháo tự hành tỏ ra “hiền” hơn khi đặt tên các phương tiện chiến đấu của họ theo các loài hoa.

Có thể kể đến 2S1 “Carnation” (Gvozdika) – Hoa cẩm chướng; 2S3 “Acacia” (Akatsiya) – Cây keo; 2S4 “Tulip” (Tyulpan) – Hoa Tulip; 2S5 “Hyacinth” (Giatsint) – Hoa lan dạ hương và 2S7 “Pion” – Hoa mẫu đơn.

Trong đó 2S7 là khẩu pháo có khả năng bắn đạn hạt nhân.

Website phân tích quân sự Topwar.ru của Nga từng bình luận hài hước về loạt vũ khí này rằng: “có vẻ như không đối thủ tiềm năng nào thích ngửi một bó hoa như vậy”.

Hệ thống pháo tự hành 2S3 152mm. Ảnh: Sputnik

Hệ thống pháo tự hành 2S3 152mm. Ảnh: Sputnik

Các nhà thiết kế phương tiện chỉ huy – kiểm soát có cách đặt tên gọi riêng, rất thú vị.

Hệ thống kiểm soát hỏa lực 1V152 được đặt biệt danh Kapustnik, tạm dịch sang tiếng Anh là “Cabbage Festival” (Lễ hội cải bắp).

Trong khi đó, tổ hợp định vị-sóng vô tuyến 1L219 được biết tới với tên “Zoo” (Zo'opark) – Sở thú; Tổ hợp radar khí tượng RPMK-1 được gọi là “Smile” (Ulyibka) – Nụ cười.

Hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60 mang biệt danh “Ball” – Buổi khiêu vũ, trong khi NATO gọi là Sennight – Tuần lễ.

Hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60

Hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60

Tất nhiên, cách đặt tên hài hước không chỉ giới hạn với xe tăng - thiết giáp.

Tên lửa chống tăng 9M14 được trìu mến đặt cho biệt danh “Little One” (Malyutka) – Cậu bé, trong khi súng chống tăng RPG-18 được gọi là “Housefly” (Muha) – “Ruồi”.

Lựu pháo kéo D-30A 122mm có biệt danh “Frog” (Lyagushka)  - Con ếch (Đừng nhầm lẫn với tổ hợp tên lửa tầm ngắn 9K52 Luna-M của Liên Xô mà NATO định danh là Frog-7).

Các loại vũ khí bộ binh cỡ nhỏ cũng có những biệt danh rất độc đáo, như súng phóng lựu kẹp nòng GP-30 được gọi là “Little Shoe” (Obuvka) – Chiếc giày nhỏ, trong khi súng phóng lựu 6 nòng 40mm RG-6 là “Gnome” – Thần lùn giữ cửa.

Súng shotgun KS-23 có biệt danh hài hước “Hello” (Privet) – Xin chào.

Vũ khí không quân, hải quân

Những cái tên hay cũng không phải chỉ dành riêng cho các lực lượng mặt đất.

Trực thăng tấn công Mi-24 được đặt cho một loạt biệt danh “Crocodile” (Krokodil) – Cá sấu, “Drinking Glass” (Stakan) – Cái ly/cốc, hay “Flying Tank” (Letayushchiy Tank) – Xe tăng bay.

Trực thăng tấn công Ka-50 được gọi là “Black Shark” – Cá mập đen.

Trực thăng tấn công Ka-50 (trên) và Mi-24 (dưới).

Trực thăng tấn công Ka-50 (trên) và Mi-24 (dưới). Ảnh: Sputnik

Các máy bay chiến đấu cũng có những cái tên thú vị tương tự.

Máy bay huấn luyện MiG-15 được gọi là “Grandmother” (Babushka) – Bà, chiến đấu cơ Su-27 gọi là “Crane” – Con hạc, cường kích Su-25 mang biệt danh “Rook” (Grach) – Con quạ.

Cường kích Su-25. Ảnh: Sputnik
Cường kích Su-25. Ảnh: Sputnik

Cũng như lục quân, Không quân Nga không giới hạn tên gọi dành cho các nền tảng vũ khí, chẳng hạn như khẩu súng tự động 9A-4071 được đặt một cái tên khôi hài là “'Little Ballerina” (Balerinka) – Vũ công ba lê nhỏ bé.

Điều này cũng đúng với lực lượng hải quân, khi các nhà thiết kế đặt tên hệ thống phóng lựu đa nòng trên hạm MRG-1 là “Little Fire” (Ogonyek) – Đốm lửa nhỏ và hệ thống tên lửa diệt hạm SET-65 là “Raccoon” (Yenot) – Gấu trúc Mỹ.

Tên lửa

Với lực lượng tên lửa, các nhà thiết kế thậm chí đưa ra những cái tên kỳ lạ hơn.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 được gọi là “Good Sport” (Molodets) – Môn thể thao có lợi.

Tên lửa RSS-40 gọi là “Courier” (Kuryer) - Người đưa thư.

Đầu đạn hóa học MS-24 mang biệt danh “Tenderness” (Laska) – Âu yếm.

Hệ thống tên lửa đạn đạo đặt trên tàu hỏa RT-23

Hệ thống tên lửa đạn đạo đặt trên tàu hỏa RT-23. Ảnh: Sputnik

Vũ khí hạt nhân

Thói quen đặt biệt danh hài hước cho các loại vũ khí hạt nhân bắt đầu từ đầu những năm 1950, khi một số loại bom nguyên tử của Liên Xô được gọi theo tên phụ nữ.

Chẳng hạn như bom nguyên tử RDS-3 30 kiloton có biệt danh “Maria”, RDS-4 30 kiloton được gọi là “Tatyana” và 8U49 350 kiloton gọi là “Natasha”.

Có thể nói, với sự logic, dí dỏm, pha chút khác thường và kỳ quái, cách đặt tên các thiết kế vũ khí Nga thường để lại cảm giác khôi hài, thậm chí pha chút giễu cợt khi đề cập tới những thiết kế vũ khí uy lực và nguy hiểm nhất trên thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại