Bộ ba tên lửa Nga dùng đối phó Mỹ trễ hẹn

Tuấn Vũ |

Theo kế hoạch, tên lửa ICBM Sarmat sẽ được Nga thử nghiệm lần đầu năm 2017. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ bị không thể hoàn thành như ban đầu.

Thêm một lần trễ hẹn

Ngày 26/6, hãng TASS dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga đi vào bế tắc và có thể làm chậm tiến độ hoàn thành nguyên mẫu đầu tiên.

“Tiến trình hoàn thiện tên lửa đang được thực hiện nhanh chóng. Sự chậm trễ chủ yếu do các công ty con chậm bàn giao các thành phần cấu thành lên tên lửa.

Một số thành phần của tên lửa như động cơ và một số bộ phận riêng lẻ đang được thử nghiệm trước khi lắp đặt”, TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga.

Trong khi đó, theo nguồn tin từ nội bộ Bộ Quốc phòng Nga:

“Nhà máy đang hoàn thành công việc của mình. Tất cả giờ phụ thuộc vào việc nhà thầu có kịp bàn giao đủ các bộ phận liên quan hay không. Hạn cuối cùng không thể vượt quá cuối tháng 10/2017”.

Trước đó, hồi tháng 2, người đứng đầu lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Tướng Sergei Karakayev, từng tuyên bố rằng, Tổ hợp chế tạo máy Krasnoyarsk mới chỉ hoàn thiện 60% các thành phần của ICBM Sarmat.

Việc tên lửa ICBM Sarmat của Nga trễ hẹn không làm nhiều người bất ngờ bởi trước đó, phần lớn các chương trình vũ khí hạng nặng của Nga đều trễ hẹn.

Gần đây nhất là chương trình đóng tàu khu trục lớp Đô đốc Gorshkov đang đứng trước nguy cơ xếp xó do thiếu động cơ nhập khẩu.

Ngoài ra, còn có hàng loạt chương trình phát triển vũ khí chiến lược khác của Nga cũng bị trễ hẹn như tiêm kích T-50 cùng hàng loạt trực thăng của Nga có nguy cơ mất khách hàng vì không nhận được đầy đủ động cơ đã ký kết với đối tác nước ngoài...

Bo ba ten lua Nga dung doi pho My tre hen
Tên lửa RS-26 Rubezh khai hỏa.

Bộ ba tên lửa đối phó Mỹ của Nga

Theo Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery Gerasimov, bộ ba tên lửa được Nga phát triển để đối phó với Mỹ và phương Tây hiện nay chính là RS-26 Rubezh, ICBM Sarmat và Bulava.

- Rubezh

Tên lửa liên lục địa thế hệ mới RS-26 Rubezh là loại tối tân nhất của nền công nghiệp quốc phòng Nga. Tên lửa này được biết đến với tên gọi "Avangard". Thực tế chúng ta có rất ít thông tin về loại tên lửa này do sự bảo mật của dự án.

RS-26 Rubezh được sản xuất dựa trên nền tảng của RS-24 Yars - loại mà đã được trang bị cho các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga. Rubezh là loại tên lửa nhiên liệu rắn, được trang bị các đầu đạn phân tách độc lập.

Cho tới nay, số lượng và trọng lượng của các đầu đạn mà tên lửa này có thể mang theo vẫn còn là ẩn số, tuy nhiên dựa trên phiên bản đã nâng cấp của tên lửa Yars thuộc họ Topol-M, người ta có thể dự đoán rằng, trọng lượng tối thiểu tên lửa này là 60 tấn, nó sẽ chỉ được phát triển phiên bản cơ động, và theo thời gian, tên lửa này chắc chắn sẽ thay thế các hệ thống Topol cũ.

Các quan chức quân sự của Nga cho rằng việc phóng thử nghiệm tên lửa sẽ được thực hiện vào tháng ba năm nay. Trên thực tế, các cuộc thử nghiệm đã diễn ra một cách bí mật trước đó.

Tuy nhiên, trong năm 2013, các thông tin về các cuộc thử nghiệm này của MS-26 ở khu thử nghiệm Kapustin Yar đã bị rò rỉ ra các phương tiện truyền thông. Sau đó, Bộ tổng tham mưu đã báo cáo rằng đó là lần phóng thứ tư của Rubezh

Theo Trung tướng Zarudnitsky, tên lửa mới có các trang bị chiến đấu mới và có các khả năng và các đặc tính vượt trội hơn so với các hệ thống hiện thời.

- Sarmat

Cuộc xung đột với Ukraina (mà đã cắt giảm nguồn cung cấp vật tư dự phòng cho việc bảo dưỡng Voevoda) và các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo quân sự Nga không còn lựa chọn nào khác.

Trong khoảng thời gian 2018-2020, Nga sẽ nhận tên lửa hạng nặng thế hệ mới Sarmat, được phát triển bởi một nhóm các công ty, dẫn đầu bởi Trung tâm tên lửa quốc gia Makeyev.

Mục đích của việc này khá dễ hiểu. Topol, tên lửa đang phục vụ có thể phóng đi với trọng lượng 1.2 tấn ở cự ly 9.000km, trong khi đó các số liệu này cho Voevoda là 7.3 tấn ở cự ly lên tới 16.000km

Nếu dữ liệu bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông là đúng, Sarmat sẽ có kích thước bằng một nửa của Voevoda.

Trọng lượng ban đầu của nó sẽ chỉ vào khoảng 100 tấn so với 211 tấn của Voevoda; nó có khả năng phóng 4 đến 5 tấn, sức chứa hiện tại của nó lớn hơn nhiều so với sức chứa của Voevoda khi nó được tạo ra vào đầu những năm 1980.

Thêm vào đó, cự ly phóng lớn khiến cho tên lửa mất nhiều thời gian hơn trước và sau khi khởi động.

- Bulava

Tên lửa R-30 Bulava, được mong đợi từ lâu bởi các thuỷ thủ Nga, cuối cùng cũng được đưa vào bảng xếp hạng. Vũ khí này ban đầu được phát triển cho các tàu ngầm lớp Borei để đánh bại các hệ thống phòng thủ phức tạp:

Nó mang 10 đầu đạn hạt nhân, có khả năng bắn từ dưới mặt nước tới bất cứ đâu trên thế giới từ cự ly trên 11.000km.

Trên thực tế, Borei có thể bắn đến Mỹ mà không cần phải rời khỏi căn cứ ở Hạm đội phương Bắc hay Hạm đội Thái Bình Dương.

Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo R-30 Bulava-30. Các tàu ngầm này chạy rất êm, có tính năng thuỷ động lực học tuyệt vời và trong trường hợp xung đột xảy ra, nó có thể là những đòn phản công bất ngờ.

Theo một vài báo cáo, cách thức hoạt động của Bulava khác với Topol-M.

Các đầu đạn của Topol-M được đưa đến mục tiêu và sau đó rải lên đó, trong khi Bulava hoạt động một cách khác biệt. Nguyên tắc làm việc ở đây là các khối riêng lẻ có thể được tách ra khỏi tên lửa trong suốt quá trình bay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại