Trang Inquirer của Philippines cho hay, cuộc tập trận năm nay sẽ diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau, đáng chú ý có căn cứ không quân Clark, vịnh Subic và quần đảo Palawan - những điểm có vị trí chiến lược hướng ra Biển Đông.
Chính quyền Mỹ và Philippines phủ nhận mục tiêu của cuộc tập trận nhắm vào Bắc Kinh.
Đại sứ quán Mỹ tại Manila đã phát đi thông cáo báo chí nhấn mạnh cuộc tập trận chỉ nhắm đến các mục tiêu như hỗ trợ nhân đạo, tăng cường năng lực của lực lượng thực thi pháp luật và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, cuộc tập trận năm nay dường như không còn bị bó hẹp trong quy mô đơn thuần là chống chủ nghĩa khủng bố như các năm trước.
Cuộc diễn tập kéo dài 11 ngày này sẽ phần nào cho thấy cách Philippines, vốn được đánh giá yếu hơn, có thể chống lại Trung Quốc với sự giúp đỡ của Mỹ - đồng minh lâu năm nhất của họ.
Đây cũng là đợt tập trận để Philippines thử nghiệm các loại vũ khí mới mà nước này vừa tiếp nhận.
Trả lời phỏng vấn của AFP ngày 2/4, giáo sư Rene de Castro thuộc Đại học De La Salle ở Manila (Philippines) phân tích:
“Cứ nhìn vào những điểm nổi bật nhất của Balikatan sẽ thấy - bệ phóng tên lửa di động, máy bay chiến đấu - đó là dấu hiệu cho thấy liên minh này đang chuẩn bị trường hợp phải bảo vệ lãnh thổ”.
Còn ông Richard Javad Heydarian, giáo sư khoa học chính trị Đại học De La Salle, cho rằng mục tiêu thật sự của cuộc tập trận nhằm “tăng cường khả năng tương tác giữa hai quốc gia đồng minh và gửi một thông điệp về sự sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trong trường hợp cần thiết”.
Phản ứng trước cuộc tập trận Mỹ-Philippines, truyền thông nhà nước Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo “người ngoài” không can thiệp tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
“Các bài tập trận cho thấy nỗ lực gần đây của Manila khi lôi kéo người ngoài vào tranh chấp khu vực” - AFP trích bài bình luận của Tân Hoa xã viết khi Philippines và Mỹ khởi động cuộc tập trận Balikatan hôm 4/4.
Hãng thông tấn cho rằng, "những kẻ khởi xướng sẽ hứng đòn gậy ông đập lưng ông trước sự khiêu khích mang tính hăm dọa và không đúng lúc" như vậy.
Theo tờ Philstar, trong số các vũ khí mới mà Philippines đưa đến tập trận có các tàu đổ bộ cũ mà nước này mua lại từ Australia.
Philippines đã mua tổng cộng 5 tàu đổ bộ do Hải quân Hoàng gia Australia loại biên với giá trị hợp đồng 726 triệu Peso (gần 16 triệu USD). Nước này nhận được 2 tàu đầu tiên vào tháng 08-2015 và 3 tàu còn lại vào hồi cuối tháng 03 vừa qua.
Một loại vũ khí đáng chú ý khác của Philippines tham gia tập trận là các máy bay chiến đấu FA-50PH mà nước này vừa nhận từ Hàn Quốc.
Tuy nhiên, với việc không được trang bị vũ khí thì những chiếc FA-50PH sẽ đóng vai trò biểu diễn và phô trương nhiều hơn là diễn tập quân sự.
Các xe bọc thép M113 của Philippines cũng tham gia tập trận, đây là loại phương tiện bọc thép có số lượng lớn nhất của nước này.
Theo AFP, người phát ngôn của cuộc tập trận - đại úy Celeste Frank Sayson của Philippines nói ngoài lực lượng bộ binh, phía Mỹ sẽ triển khai 55 máy bay chiến đấu. Trong ảnh là 2 chiếc UH-60M của Lục quân Mỹ tại căn cứ ở Vịnh Subic, Philippines.
Một chiếc CH-47 tham gia Balikatan 2016 của Lục quân Mỹ tại Subic.
Ngoài ra, các loại máy bay của Không quân Mỹ như MV-22 Osprey,...
..., máy bay vận tải C-130 Hercules...
... và máy bay tấn công mặt đất A-10 cũng tham gia tập trận.
Hàng loạt các phương tiện chiến đấu khác như: xe bọc thép Humvee,...
..., xe lội nước AAV-7,...
...pháo M-777...
... và đặc biệt nhất là hệ thống rocket HIMARS có khả năng bắn được cả máy bay của Mỹ cũng sẽ được đưa đến đảo Palawan, Philippines trong đợt tập trận lần này.
Ngoài Mỹ và Philippines là 2 lực lượng chính tham gia tập trận, Nhật Bản dù chỉ góp mặt trong vai trò quan sát viên nhưng cũng gửi 2 tàu khu trục và 1 tàu ngầm đến căn cứ Subic.
Một số hình ảnh thiết bị quân sự của Mỹ tham gia Balikatan 2016 được đưa tới Philippines: