Bí mật về "khu mộ" dưới biển của hạm đội Nhật Bản

Hiện tất cả các tàu của Nhật Bản chìm ở đây đã bị rỉ sét nghiêm trọng, trở thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển.

Ngày 7/12/1941, không quân Nhật Bản với nòng cốt là một đội phi công cảm tử đã bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng (Hawaii), không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho những chiếc tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, mà còn khiến sĩ khí của những người Mỹ ở nội địa tụt xuống mức thấp nhất. Nhằm lấy lại niềm tin từ dân chúng, người đứng đầu Nhà Trắng lúc bấy giờ, Franklin D. Roosevelt, đã hạ lệnh đánh bom thủ đô Tokyo của Nhật Bản.

Tàu chiến Nhật Bản ở đảo Chuuk bị oanh tạc.

Ngoài ra, theo một số tài liệu vừa mới giải mật, ngày 17/2/1944, quân Mỹ còn ra đòn báo thù nhằm vào đảo Chuuk (Truk), nơi được mệnh danh là "Trân Châu Cảng" của Nhật Bản. Nhằm chứng thực điều này, hãng BBC của Anh đã huy động một đội ngũ nhân lực, gồm hơn 30 thợ lặn, nhà quay phim dưới nước và nhà nghiên cứu sinh học biển sâu tiến hành tìm kiếm tại khu vực biển gần đảo Chuuk, ở độ sâu hơn 300 m.

Kết quả, họ đã có những thước phim đầu tiên về khu nghĩa địa tàu thuyền dưới nước có một không hai của thế giới với đủ loại, từ tàu mặt nước tới tàu ngầm. Hiện tất cả các tàu của Nhật Bản chìm ở đây đã bị rỉ sét nghiêm trọng, trở thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển.

Phần còn lại của một khẩu pháo lắp trên tầu chiến Nhật Bản bị đánh chìm.

Trở lại với sự kiện Trân Châu Cảng. Đòn tấn công của không quân cảm tử Nhật Bản đã làm hải quân Mỹ mất 4 tàu chủ lực, 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, 188 máy bay, khiến 2.450 người chết và bị thương. Lầu Năm góc khát khao có một ngày được ra đòn trả miếng.

Chiến dịch oanh tạc thủ đô Tokyo theo sự bật đèn xanh của Tổng thống Roosevelt vẫn chưa đủ để làm dịu bớt nỗi hận Trân Châu Cảng. Những đòn báo thù vẫn tiếp tục và lần này mục tiêu nhắm tới là đảo Chuuk của Nhật Bản. Bởi việc tiêu hao binh lực của Nhật Bản ở đảo Chuuk còn giúp quân Mỹ đảm bảo ưu thế về không quân và hải quân so với Nhật Bản, đặt nền tảng chiến thắng cho cuộc tấn công Eniwetok.

Xe tăng Nhật Bản bị đánh chìm cùng tàu chiến ở dưới đáy biển.

Đảo Chuuk, nằm ở phía tây nam quần đảo Marshall, phía bắc quần đảo Solomon, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đã trở thành vùng đất ủy trị của Nhật Bản. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, đảo Chuuk là căn cứ hải quân, không quân quan trọng nhất của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, được mệnh danh là "Eo Gibraltar trên Thái Bình Dương" và "Trân Châu Cảng của Nhật Bản". Từ đây, quân đội Nhật Bản đã mở nhiều chiến dịch chống lại quân Đồng minh ở Niu Ghinê và quần đảo Solomon.

Sau khi tiến hành trinh sát mọi mặt, ngày 17/2/1944, Đô đốc Raymond Spruance đã ra lệnh mở màn Chiến dịch Hailstone, tấn công đảo Chuuk. Lực lượng tác chiến đặc biệt số 58, dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Marc A. Mitscher, gồm 5 tàu sân bay cỡ lớn (Enterprise, Yorktown, Essex, Intrepid, Bunker Hill) và 4 tàu sân bạy hạng nhẹ (Belleau Wood, Cabot, Monterey, Cowpens), mang theo hơn 500 máy bay và một đội ngũ tàu mặt nước, tàu ngầm hùng hậu đã giáng những đòn mạnh mẽ vào quân Nhật đồn trú ở đảo Chuuk.

Cuộc tấn công kéo dài hai ngày, đánh chìm 3 tàu tuần dương (Agano, Katori, Naka), 4 tàu khu trục (Oite, Fumizuki, Maikaze, Tachikaze), 2 tàu ngầm (Heian Maru, Rio de Janeiro Maru), 3 tàu chiến cỡ nhỏ (Akagi Maru, Aikoku Maru, Kiyosumi Maru), 32 tầu buôn và làm bị thương hàng chục tàu khác của Nhật Bản. Cuộc tấn công cũng phá hủy 270 máy bay và khiến hơn 3.000 quan quân Nhật Bản làm mồi cho cá biển.

Trong hành động tác chiến này, quân Mỹ chỉ mất có 25 máy bay và 16 phi hành đoàn trong số đó đã được tàu ngầm và thủy phi cơ của Mỹ cứu sống. Chiến dịch Hailstone thành công mĩ mãn. Điều quan trọng là nó đã khiến quân Nhật ở Eniwetok không thể nhận được sự chi viện theo yêu cầu, tạo thuận lợi cho việc đánh chiếm Eniwetok của quân Mỹ, bắt đầu một ngày sau khi Chiến dịch Hailstone được mở màn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại