Ngày 12/11, tờ Pravda (Sự thật - Nga) đã đăng một bài báo có tên “Nga chuẩn bị sự bất ngờ hạt nhân dành cho NATO”, dẫn chứng từ một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 01/09/2014 cho biết giữa Mỹ và Nga đã có sự tương đương về số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược đã triển khai.
Tên lửa hạt nhân của Liên Xô.
Mặc dù bài viết không nói rõ đây là một điều đáng lo ngại đối với NATO hay với Mỹ, một thông điệp rất rõ ràng rằng số lượng vũ khí hạt nhân mà Nga có thể sẵn sàng sử dụng đang lớn dần lên và đã ngang với số lượng hiện có của Mỹ.
Theo Pravda, Lực lượng Vũ khí hạt nhân Chiến lược của Nga (SNF) đã trở nên vượt trội hơn so với Mỹ, bởi họ đảm bảo sự tương đồng về số đầu đạn hạt nhân với Mỹ trong khi số lượng phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga thấp hơn rất nhiều.
Khoảng cách giữa Nga và Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục gia tăng trong tương lai, bởi các quan chức quốc phòng của Nga đã hứa sẽ tiếp tục trang bị cho lực lượng SNF với những tên lửa thế hệ mới.
Trong một bản báo cáo vào tháng 9, kế tiếp là bản thống kê chi tiết vào tháng 10, Cục Kiểm soát Vũ khí Mỹ cũng xác nhận khẳng định của Pravda.
Mặc dù Mỹ vượt trên Nga về số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và có số lượng máy bay ném bom đã triển khai là 794 chiếc (so với Nga là 528), cả Nga và Mỹ đều có số lượng đầu đạn hạt nhân đã triển khai từ các tên lửa xuyên lục địa và các máy bay ném bom hạng nặng tương đương nhau. Con số giữa hai nước gần như ngang nhau: 1.642 đầu đạn của Mỹ và 1.643 của Nga.
Kể từ tháng 2/2011, số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược đã triển khai của cả Nga và Mỹ đều tăng lên. Tuy nhiên, Nga đã tăng cường sử dụng vũ khí này nhiều hơn một cách đáng kể so với Mỹ. Đến tháng 10 năm nay, Nga đã triển khai thêm 131 đầu đạn kể từ năm 2011.
Mặc cho Nga đã ký kết hiệp ước New START vào tháng 2/2011, sự gia tăng số vũ khí hạt nhân đã triển khai ở trên hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Theo hiệp ước New START, cả hai bên sẽ giới hạn số lượng vũ khí có thể sử dụng, cụ thể là mỗi bên sẽ chỉ được triển khai 700 tên lửa xuyên lục đia, tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, cũng như số lượng máy bay ném bom hạng nặng và chỉ có 1.550 đầu đạn hạt nhân được sử dụng trong tất cả các phương tiên chuyên chờ trên.
Hiện tại, cả Mỹ và Nga đều đã triển khai nhiều vũ khí hạt nhân hơn những gì đã thỏa thuận trong New START. Tuy nhiên, số lượng đầu đạn mới mà Nga sẽ triển khai cùng với rất nhiều mối nguy hại liên quan đến sức mạnh của vũ khí hạt nhân Nga đã gây ra không ít những lo ngại trong và ngoài nước.
Ví dụ, vào tháng 3, một đài phát thanh nổi tiếng ở Nga đã cảnh báo rằng Nga có thể biến Mỹ thành một “bình địa phóng xạ”.
Nga cũng tỏ thái độ cứng rắn đối với phương Tây kể từ tháng 3 năm nay. Từ đó, Nga đã có khoảng 40 lần suýt đụng độ quân sự với NATO hay với các nước láng giềng, bao gồm một cuộc tấn công giả định của một phi cơ chiến đấu Nga đối với một hòn đảo Đan Mạch đông dân vào tháng 6.