Bài học nào với Nga từ thương vụ Mistral?

Thiên Minh |

Đối với Nga, câu chuyện về Mistral có thể là bài học chiến lược quan trọng.

Hãng tin Sputnik (Nga) đăng bài viết cho hay:

Trong tháng Sáu, tại diễn đàn quân sự-kỹ thuật “Army-2015”, Nga đã giới thiệu dự án tàu đổ bộ chở trực thăng lớp "Lavina”.

Lượng giãn nước của con tàu là  24.000 tấn, nhiều hơn 3.000 tấn so với tàu chở trực thăng lớp “Mistral” mà Pháp đã không chuyển giao cho Nga.

Nga đã quyết định từ bỏ các tàu chở trực thăng "Mistral" đặt mua từ Pháp. Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ mức tiền bồi thường sẽ là bao nhiêu.

Moscow thấy không thể chấp nhận con số mà người Pháp đưa ra nhưng sẵn sàng chờ đợi cho đến khi Paris cũng đi tới giải pháp vừa phải cùng có lợi.

Tàu chở trực thăng Sevastopol loại Mistral

Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral

Ở chính nước Pháp, ngày càng vang lên nhiều ý kiến cho rằng quyết định từ chối giao tàu không chỉ đơn thuần làm giảm sút uy tín và độ tin cậy, mà cả trong tương lai sẽ có giá đắt đối với đất nước.

Như tuyên bố của cựu Thủ tướng Francois Fillon, Pháp phạm phải sai lầm kinh tế và chính trị, nếu không trao cho Nga các con tàu chở máy bay trực thăng.

Còn ở Nga, khi phân tích toàn bộ câu chuyện xung quanh "Mistral", dư luận thiên về hướng nhìn nhận những lợi ích do hợp đồng này không được thực thi.

Trước hết, theo ông Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm Cục diện chiến lược, cần nhớ về sự khác biệt giữa nhiệm vụ quân sự của Nga và của Pháp.

Tất nhiên, tàu đổ bộ chở trực thăng là loại trang bị cần thiết nhưng chắc là phải nói về những mẫu tàu tích hợp, có thể đảm nhận cả vị thế tàu tham mưu-chỉ huy.

Vấn đề của “Mistral” là tàu này tổng hợp nhiều chức năng nhưng chỉ dành để tiến hành chiến dịch ở khu vực đại dương xa.

Pháp tiến hành những chiến dịch như vậy ở châu Phi, địa bàn có phần lớn các thuộc địa cũ của Pháp, nơi vẫn bảo lưu ảnh hưởng của Paris. Còn Nga có lẽ ít cần đến những con tàu với quy mô như vậy.

Cả điều chuyển quân, cả tàu chỉ huy và quân y viện kèm theo – con tàu như vậy phải là một đơn vị hỗn hợp độc lập. Cộng thêm phần che chắn khỏi các khu trục hạm, tàu ngầm, có thể hành động rất xa căn cứ chính ở “cựu mẫu quốc”.

Thế nhưng Nga lại không có những quan tâm đặc biệt như vậy”.

Bây giờ đối với Nga, câu hỏi hàng đầu là chế tạo ra mẫu tàu riêng thuộc lớp này của nước mình. Và chuyên gia Ivan Konovalov tin chắc rằng Moscow đủ sức đảm đương nhiệm vụ đó.

“Ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể làm ra con tàu như vậy. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta chưa từng chế tạo tàu tích hợp, bởi đơn giản là không đặt ra nhiệm vụ tương tự.

Trước khi xuất hiện hợp đồng, thậm chí trước khi có câu chuyện về hợp đồng, không một ai bàn luận về sự cần thiết của những con tàu này trong hàng ngũ Hải quân Nga.

Bây giờ, tất nhiên, tình hình đã đổi khác. Và nếu chúng ta chế tạo thì những con tàu chở trực thăng của Nga sẽ khác xa với tàu Pháp”.

Đồng thời cũng không nên quên rằng, mỗi nước đều giải quyết trước hết những nhiệm vụ của chính mình.

Chính vì thế mà vì sao tàu "Mistral" mặc dù có thiết kế đẹp nhưng vẫn không đáp ứng được đầy đủ những mục tiêu của Nga.

Giờ đây, với kinh nghiệm riêng của mình và nhận thức rõ ràng về mục đích đóng tàu, các chuyên viên kỹ thuật Nga có thể mạnh dạn bắt tay vào giải quyết nhiệm vụ.

Nhưng nếu đối với Nga, câu chuyện này có thể là bài học chiến lược quan trọng thì trong tương lai, Pháp sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng có thể gắn với sự ngờ vực về độ tin cậy từ phía những nước hôm nay đang được gọi là đối tác.

Xây dựng đường lối chính trị của nước mình trong khi thường xuyên ngó theo Washington, Paris đang ngày càng quên rằng ở bên kia đại dương xa xôi, chẳng mấy ai bận tâm về thực trạng những vấn đề và nhiệm vụ sống còn của lục địa Âu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại