[ẢNH] Thăm nhà máy chế tạo trực thăng Mi-8/17

Ly Vy |

Nhà máy chế tạo máy bay Ulan-Ude là nơi duy nhất tại Nga chế tạo cả máy bay cánh bằng và trực thăng. Trong suốt lịch sử 75 năm, nơi đây đã xuất xưởng hơn 9.000 máy bay các loại.

Ngày nay, nhà máy không chỉ cung cấp sản phẩm cho khách hàng trong nước mà còn tới hơn 40 quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, châu Đại Dương.

Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 07-1939 với nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa các loại máy bay Polikarpov I-16 và dòng máy bay ném bom SB.

Trong chiến tranh thế giới lần 2, nhà máy chế tạo khung thân và phần cánh máy bay Petlyakov Pe-2, đến năm 1943 bắt đầu chế tạo máy bay Lavochkin La-5 cũng như sau đó là các phiên bản La-7, La-9,...

Sau chiến tranh, nhà máy chế tạo phiên bản máy bay huấn luyện MiG-15UTI.

Kể từ năm 1956, nhà máy bắt đầu chế tạo trực thăng với các phiên bản Ka-15, Ka-18, đến giai đoạn 1965-1975 là mẫu trực thăng 2 cánh quạt đồng trục Ka-25.

Đầu những năm 1960, nơi đây còn chế tạo máy bay trinh sát tầm cao Yak-25RV và tên lửa hành trình P-5, P-5D cũng như máy bay chở khách An-24.

 

Vào thập kỷ 70, nhà máy bắt đầu chế tạo loại máy bay tiêm kích bom MiG-27M và đến thập kỷ 80 chế tạo máy bay Su-25UB, sau đó phát triển thêm phiên bản Su-25UTG cất cánh từ tàu sân bay.

Ngày nay, nhà máy Ulan-Ude là nơi chế tạo dòng trực thăng Mi-8/17 bao gồm các phiên bản như: Mi-8AMT, Mi-171, Mi-8AMTSh và Mi-171SH. Nhà máy cũng là một phần của Công ty trực thăng Nga.

Theo như các nhà quản lý, không loại trừ khả năng trong tương lai nhà máy sẽ tái khởi động dây chuyền chế tạo máy bay ném bom Su-25.

Tại Ulan-Ude cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh từ chế tạo các linh kiện bằng composite, chế tạo và bảo dưỡng máy bay cũng như thực hiện đào tạo và huấn luyện phi công, thợ máy.

Nhà máy cũng có trung tâm bay thử hiện đại với đường băng cho phép nhiều loại máy bay cất cánh.

Nhiều linh kiện của trực thăng được chế tạo từ hợp kim nhôm.

Những khối kim loại sau khi đưa vào máy CNC gia công sẽ cho ra những sản phẩm đồng nhất tuyệt đối và có độ chính xác cao.

Phần đuôi của một chiếc Mi-8/17 sau khi được hoàn thiện.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, trực thăng Mi-8/17 có thể dùng loại cửa mở kiểu mới này hoặc cửa mở 2 cánh kiểu cũ.

Phiên bản Mi-171A2 là bản nâng cấp mới nhất của dòng Mi-8/17. Được thiết kế dựa trên phiên bản Mi-171A1, mẫu trực thăng này có hệ thống truyền động mới, buồng lái nâng cấp....

Hình ảnh này cho thấy 2 kiểu mũi khác biệt của dòng Mi-8/17.

Phần lớn những chiếc trực thăng được chế tạo với cùng linh kiện nhưng tùy theo yêu cầu của khách hàng có thể lắp thêm các thiết bị khác nhau.

Chiếc trực thăng này sau khi hoàn thiện sẽ bàn giao cho khách mua là Angola.

Lắp đặt các thiết bị hiển thị trong buồng lái, phần lớn vẫn là đồng hồ số công nghệ analog.

Công đoạn cuối cùng của dây chuyền chế tạo là lắp đặt thêm các thiết bị bên ngoài theo yêu cầu của khách hàng. Chiếc trực thăng màu trắng trong ảnh sẽ được cung cấp cho Bộ các tình trạng khẩn cấp Kazakhstan.

Giám đốc nhà máy, ông Leonid cho biết phiên bản Mi-8AMTSh-VA chuyên cho hoạt động ở vùng Cực Bắc sẽ được bắt đầu chế tạo vào đầu năm sau.

Phiên bản Mi-8AMT (Mi-171).

Cạnh đó là 1 chiếc Mi-8AMTSh, phiên bản này có thể chở tối đa 37 lính, mang được 4.000kg hàng hóa.

Một chiếc Mi-171 chế tạo cho nước Cộng hòa Angola.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại