Cách Nga khiến Mỹ phải e sợ Hải quân Trung Quốc

Hải Vy |

Theo CSIS, giờ đây, các tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc đã tăng đáng kể khả năng hoạt động xa bờ và thậm chí có thể tạo ra mối đe dọa nhất định đối với Hải quân Mỹ.

Vai trò của công nghệ Nga

Theo bản báo cáo mới của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington:

Công nghệ quân sự Nga đã có những đóng góp đáng kể trên con đường phát triển năng lực tác chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc (PLAN), trong đó có năng lực tấn công chính xác tầm xa.

Đồng thời, những công nghệ này còn giúp các tàu hải quân Trung Quốc tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa và máy bay của Mỹ.

Mặc dù không đưa ra những căn cứ mới cho khẳng định này nhưng bản báo cáo đã mang lại một cái nhìn tổng quan khá đầy đủ về mối quan hệ chuyển giao công nghệ và vũ khí giữa Nga và Trung Quốc.

Sự hợp tác đó đã giúp củng cố hạm đội tàu mặt nước của PLAN và mở rộng năng lực chống tiếp cận của họ ở Tây Thái Bình Dương.

Xét về khía cạnh này, công nghệ phòng không, cảm biến tầm xa và các tên lửa hành trình chống tàu (ASCM) của Nga đóng một vai trò quan trọng.

Chẳng hạn, các công nghệ mua từ Nga hoặc có nguồn gốc từ Nga giờ đây đã cho phép các tàu tác chiến mặt nước của PLAN không quá phụ thuộc vào chiếc ô phòng không trên bộ và tăng cường khả năng hoạt động xa bờ.

Thêm vào đó, các hệ thống ASCM có nguồn gốc từ Nga, cùng với các cảm biến tầm xa, có thể tạo ra mối đe dọa nhất định đối với các tàu chiến mặt nước cỡ trung của Hải quân Mỹ, thậm chí tấn công các cơ sở quân sự của Mỹ ở xa như Guam hay Okinawa.

Vẫn còn phụ thuộc

Mặc dù sản lượng xuất khẩu quân sự của Nga sang Trung Quốc đã giảm dần từ năm 2006 nhưng chúng vẫn ở mức rất đáng kể.

Sự suy giảm trên một phần là do Trung Quốc mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng nội địa và một phần vì Nga dè chừng trong việc cung cấp các hệ thống vũ khí tiên tiến bởi các hoạt động đảo ngược công nghệ bất hợp pháp của Bắc Kinh.

Cũng chính điều này đã khiến người ta rất khó đánh giá chất lượng các hệ thống vũ khí do Trung Quốc tự phát triển.

Bản báo cáo đề cập chi tiết rằng:

Mặc dù Trung Quốc đang tăng cường sản xuất các hệ thống vũ khí nội địa nhưng vẫn còn những câu hỏi được đặt ra về mức độ đột phá trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Thường những gì mà nước này cho là “đột phá” thì thực chất chỉ là sự cải tiến công nghệ của nước ngoài (và nhiều trường hợp trong đó là công nghệ Nga).

Du Wenlong discusses the YJ-18 missile on the program. (Internet photo)
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Du Wenlong nói về tên lửa YJ-18 trên đài truyền hình CCTV.

Theo bản báo cáo, Trung Quốc đang ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực phát triển tên lửa hành trình.

Tuy nhiên, các tên lửa ASCM tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Hải quân Trung Quốc vẫn là mua từ Nga hoặc có nguồn gốc từ Nga như SS-N-22 Sunburn, SS-N-27B Klub (Sizzler), Kh-31 Krypton, Kh-59MK Kingbolt, YJ-12, YJ-18 và CX-1.

“Các ASCM của Nga có tốc độ và khả năng thâm nhập vượt trội hơn hẳn so với các tên lửa cùng loại của Trung Quốc” – Bản báo cáo nhận định.

Trong khi đó, hạm đội tàu mặt nước của PLAN tiếp tục phụ thuộc vào công nghệ Nga để phát triển năng lực tình báo, giám sát và trinh sát.

Chẳng hạn, các tàu hộ vệ Type 054A lớp Jiangkai II được trang bị hệ thống radar Band Stand của Nga (Trung Quốc có thể đã dùng kỹ thuật đảo ngược công nghệ đối với hệ thống này).

Peoples Liberation Army (Navy) frigate PLA(N) Yueyang (FF 575) steams in formation with 42 other ships and submarines during Rim of the Pacific (RIMPAC) Exercise 2014.jpg

Tàu hộ vệ Type 054A. Ảnh: Wiki

Theo bản báo cáo, Không có những hệ thống như vậy, Trung Quốc sẽ phải sử dụng các hệ thống cũ, kém hơn. Điều này gây bất lợi cho họ trong việc nhận thức tình huống khi tác chiến.

Cũng theo CSIS, Trung Quốc còn trang bị các hệ thống giám sát/theo dõi trên mặt nước, trinh sát trên không, các hệ thống phòng không và kiểm soát hỏa lực mua hoặc sao chép từ Nga.

Có thể kể đến các hệ thống SA-N-7 Gadfly, SA-N-12 Shtil (Grizzly), SA-N-20 Fort, HHQ-9, HHQ-16, Top Plate (Fregat MAE-3), Front Dome (Orekh) và Tomb Stone.

Song, bản báo cáo cho biết, Bắc Kinh gần đây đã thu hẹp dần khoảng cách với Moscow ở một số công nghệ radar tiên tiến.

Các hệ thống radar mới, như Type 346 Dragon trên các tàu khu trục lớp Luyang I và II, hệ thống radar mạng pha Type 382 trên tàu hộ tống lớp Jiangkai II khá tiên tiến, khi so sánh với các hệ thống radar do Nga chế tạo.

Nhìn chung. trong khi Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp với các công nghệ quân sự Nga thì vẫn còn nhiều lĩnh vực mà Bắc Kinh có thể hưởng lợi từ mối quan hệ hợp tác Nga – Trung, nhất là trong lĩnh vực tác chiến chống ngầm (ASW).

Đây là điểm yếu từ lâu của PLAN, còn Nga lại có nhiều kinh nghiệm hơn trong các hoạt động ASW nhằm vào hạm dội tàu ngầm tiên tiến của Hải quân Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại