[ẢNH] Lớp học trên trời đầu tiên của phi công quân sự Việt Nam

Bạch Dương |

Trước khi được điều khiển các loại tiêm kích phản lực hiện đại, mọi phi công quân sự Việt Nam đều phải trải qua quá trình đào tạo trên máy bay huấn luyện cơ bản Yak-52.

Yakovlev Yak-52 là loại máy bay huấn luyện cơ bản do Liên Xô sản xuất, Yak-52 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1976 và chính thức được giới thiệu trước công chúng năm 1979.

Trong ảnh là công tác bảo đảm kỹ thuật cho Yak-52 trước giờ bay của học viên phi công Trường Sĩ quan Không quân. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Ban đầu, Yak-52 chỉ phục vụ tại những quốc gia đồng minh của Liên Xô. Tuy nhiên sau khi Liên bang sụp đổ, một lượng lớn máy bay đã được xuất khẩu sang các nước phương Tây. Trong khoảng 1.800 chiếc đã xuất xưởng, phần lớn chúng đang hoạt động tại Mỹ, Anh, Australia và New Zealand.

Hiện tại, Yak-52 vẫn tiếp tục được sản xuất bởi Aerostar, Romania với tên gọi Iak-52. Trong ảnh: giáo viên và học viên phi công Việt Nam đang kiểm tra máy bay Yak-52 trước khi bay huấn luyện. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Toàn bộ số máy bay Yak-52 của Việt Nam hiện đều thuộc biên chế của Trung đoàn Không quân 920 (Trường Sĩ quan Không quân).

Trước khi được điều khiển các loại tiêm kích phản lực hiện đại như Su-27/30, mọi phi công quân sự Việt Nam đều phải trải qua quá trình đào tạo trên máy bay huấn luyện cơ bản Yak-52.

Trong ảnh: 10 chiếc Yak-52 đồng loạt khởi động động cơ chuẩn bị xuất kích thực hiện nhiệm vụ. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Máy bay huấn luyện Yak-52 có 2 chỗ ngồi; chiều dài 7,745 m; sải cánh 9,3 m; chiều cao 2,7 m; trọng lượng rỗng 1.015 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 1.305 kg. Trong ảnh: học viên phi công chuẩn bị thực hiện chuyến bay đơn không có giáo viên bay kèm. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Động cơ cánh quạt trang bị cho Yak-52 là loại 9 xi lanh Vedeneyev M-14P, công suất 268 kW (360 mã lực) cho tốc độ tối đa 285 km/h; tốc độ hành trình 190 km/h; tầm hoạt động 550 km; trần bay 4.000 m; vận tốc leo cao 7 m/s. Trong ảnh: máy bay Yak-52 cất cánh. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Sử dụng động cơ cánh quạt và có tốc độ chậm nhưng Yak-52 lại rất dễ điều khiển và có thể thực hiện những động tác thao diễn vô cùng linh hoạt, cực kỳ thích hợp với vai trò máy bay huấn luyện sơ cấp. Trong ảnh: Yak-52 đang nâng độ cao. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Ngoài chức năng chính là phục vụ huấn luyện, khi cần thiết Yak-52 còn có thể mang theo 2 bình rocket UB-32-57 với 64 rocket S-5 để đảm nhiệm vai trò máy bay cường kích tấn công mặt đất hạng nhẹ. Trong ảnh: một học viên phi công đang thực hiện bài bay đơn: Nguồn: Quân đội nhân dân.

Máy bay huấn luyện Yak-52 được quan sát từ một chiếc Yak-52 khác cùng biên đội. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Có thể trong tương lai Trường Sĩ quan Không quân sẽ được trang bị những loại máy bay huấn luyện - chiến đấu phản lực hiện đại như Yak-130 hay L-159B nhưng vai trò của những chiếc Yak-52 vẫn rất quan trọng, không thể thay thế. Trong ảnh: Yak-52 hạ cánh an toàn. Nguồn: Quân đội nhân dân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại