Tàu ngầm nguyên tử Kursk hạ thủy năm 1994, được biên chế vào Hạm đội Phương Bắc năm 1995. Kursk là một trong những tàu tối tân và hiện đại nhất của Hải quân Nga thời bấy giờ.
15 năm qua, vẫn có nhiều giả thuyết mới được nêu ra về nguyên nhân tai nạn, chỉ có một điều chắc chắn rằng, những thủy thủ trên con tàu ngầm đã hoàn thành nhiệm vụ đến giây phút cuối cùng, và những người dân Nga hiện nay vẫn nhớ đến họ như những vị anh hùng của Tổ quốc.
Tàu dài 154 mét, cao 4 tầng, rộng 18,2 mét, trọng tải 23.860 tấn; tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lý/h, chạy trên mặt nước 32 hải lý/h, lặn sâu tối đa 500 mét và có thể hoạt động độc lập 120 ngày.
Thảm họa diễn ra vào ngày 12/8/2000 khi tàu tham gia cuộc tập trận của Hạm đội Phương Bắc và bị đắm ở độ sâu 108 mét dưới đáy biển Baren.
Mọi công tác cứu hộ đều không đem lại kết quả, 118 thuỷ thủ và sĩ quan trên tàu Kursk đều thiệt mạng.
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về tai nạn của chiếc tàu ngầm hạt nhân tối tân Kursk như việc quả ngư lôi phát nổ là do có lỗi trong phần thiết kế hay Nga đã vi phạm những quy định bảo dưỡng và cất giữ vũ khí...
Nhiệm vụ chính của Kursk là theo dõi các tàu sân bay của đối phương ngoài đại dương. Chiếc tàu này từng có thành tích theo dõi, giám sát thành công Hạm đội 6 của Mỹ tại biển Địa Trung Hải trong chiến tranh Nam Tư năm 1997.
Tuy nhiên, theo kết luận cuối cùng của Ủy ban Điều tra của Chính phủ Nga, nguyên nhân của vụ chìm tàu là do một vụ nổ xảy ra trong khi tàu đang chuẩn bị phóng ngư lôi.
Vụ nổ đầu tiên đã tạo ra sức nóng kích hoạt các đầu đạn trên ngư lôi khiến một loạt các vụ nổ lớn khác xảy ra sau đó, đánh đắm con tàu.
Ngày 22/8/2000, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố ngày 23/8 là ngày Quốc tang của Nga để tưởng nhớ 118 sĩ quan và thủy thủ đã hi sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk.
Sau 15 năm, người dân Nga hiện nay vẫn nhớ đến họ như những vị anh hùng của Tổ quốc.