Ác mộng của Mỹ và NATO: Vũ khí làm Nga tỏa sáng trong năm 2015

Quang Huy |

Trong bài viết này, trang thông tin điện tử Rentv.ru đã lựa chọn những loại vũ khí khác nhau mà đã làm rạng danh nước Nga trong năm 2015.

Năm 2015 là một năm chứa đầy những sự kiện quy mô thế giới và tiềm ẩn nhiều sự nguy hiểm đối với Nga.

Đó là sự khởi đầu của chiến dịch quân sự chống "Nhà nước Hồi giáo - IS" tại Syria, và giải quyết cuộc xung đột tại đông nam Ukraine, và sự căng thẳng trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ, cũng như nhiều sự kiện khác.

Trong tất cả những câu chuyện này, Nga chứng tỏ mình là một quốc gia độc lập, công bằng và mạnh mẽ, là người đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề.

Vũ khí mới của Nga đã khiến cho các đồng minh và những kẻ thù tiềm ẩn của họ phải vô cùng ấn tượng vì sự độc nhất vô nhị trên thế giới.

Hiện đại, mạnh mẽ và khiến kẻ khác phải khiếp sợ - đó là những ngôn từ mà các chuyên gia phương Tây sử dụng khi nói về các mẫu thiết bị kỹ thuật quốc phòng mới của Nga.

Trong bài viết này, trang thông tin điện tử Rentv.ru đã lựa chọn những loại vũ khí khác nhau mà đã làm rạng danh nước Nga trong năm 2015.

1. Xe tăng T-14 "Armata"

Vũ khí được nhiều người bàn luận nhất trong năm vừa qua là chiếc xe tăng thế hệ mới nhất T-14 "Armata" của Nga mà lần đầu tiên được trình làng tại Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ nhân dịp 70 năm Chiến thắng Vệ quốc.


Xe tăng T-14 Armata.

Xe tăng T-14 "Armata".

Các chuyên gia nước ngoài không ngớt lời bình phẩm về chiếc xe tăng này. Tại Đức, người ta buộc tội những nhà thiết kế T-14 đã ăn cắp bản quyền khi gọi nó là bản sao chép của mẫu  xe tăng được Đức thiết kế vào những năm 1980.

Sau đó Đức và Pháp ngay lập tức bắt tay vào việc thiết kế mẫu xe tăng mới của mình để bắt kịp chiếc "Armata" của Nga.

Giới công nghiệp quốc phòng Trung Quốc còn lớn tiếng chê bai chiếc xe tăng mới của Nga khi tuyên bố rằng, so các tính năng chủ yếu, T-14 còn thua xa chiếc xe tăng đối thủ VT-4 (MVT-3000) thế hệ thứ 3 do họ chế tạo.

Những cũng thật hài hước, chính Trung Quốc và Ấn Độ lại bày tỏ mong muốn đặt hàng dòng xe tăng thế hệ mới nhất của Nga này.

Tuy nhiên, BQP Nga tuyên bố rằng còn quá sớm để nghĩ tới việc xuất khẩu "Armata" ra nước ngoài. Trước tiên, Nga cần đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong nước của mình.

Các chuyên gia và nhiều tướng lĩnh của Mỹ, có vẻ như công bằng hơn, khi đã vô cùng ấn tượng với sự xuất hiện của loại vũ khí thượng thặng này của Nga tại lễ duyệt binh Chiến thắng ở Moscow.

Cùng với đó, các chuyên gia cho rằng Nga đã bỏ xa Châu Âu khoảng 15 năm khi chế tạo thành công chiếc xe tăng thế hệ mới T-14 "Armata".

Vậy chiếc xe tăng này có tính năng gì vượt trội? Tất cả mọi thứ vẫn đang được giữ bí mật, tuy nhiên một vài tính năng cũng đã được công bố.

Tính năng chính của chiếc xe tăng này là tháp pháo độc lập, toàn bộ kíp chiến đấu được bảo vệ bởi một hệ thống chống đạn đặc biệt. Điều này cho phép bảo vệ họ an toàn trong trường hợp chiếc xe tăng bị bắn hạ.

Ngoài ra, xe tăng "Armata" được phủ một lớp chống đạn được chế tạo từ một loại hợp kim đặc biệt khiến cho nó trở thành chiếc xe tăng bất khả xâm phạm đối với tất cả các loại đạn chống tăng hiện có trên thế giới.

Chiếc T-14 cũng được trang bị trạm định vị sóng điện tử độc nhất vô nhị mà có thể khoá được tới 40 mục tiêu trên mặt đất và 25 mục tiêu trên không trong khoảng cách tối đa lên tới 100km.

Trong khuôn khổ các cuộc tập trận trên thao trường, chiếc xe tăng này đã không thể bị tiêu diệt, hệ thống của nó luôn phát hiện và tiêu diệt được các loại đạn tấn công nó.

Chiếc xe tăng của Nga hiện đang được trang bị pháo 125mm với độ chính xác cao khi dùng đạn pháo cải tiến. Nó có khả năng bắn được các loại tên lửa có điều khiển tới những mục tiêu ở khoảng cách gần 8km.

Được biết, trong kế hoạch của các nhà thiết kế, chiếc T-14 sẽ được trang bị pháo 152mm hoàn toàn mới.

2. S-400 "Triumf"

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung - xa của Nga này được thiết kế để tiêu diệt tất cả các cuộc tấn công từ không trung và vũ trụ của những phương tiện vũ khí đường không hiện đại. Hệ thống này được quân đội Nga tiếp nhận sử dụng vào ngày 28/4/2007.

Triumf cũng gây "ầm ĩ" không kém gì "Armata" tại Châu Âu và Mỹ cũng như tại Châu Á. Giới quân sự Mỹ gọi đây là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất thế giới mà không một lực lượng không quân nào có thể tiêu diệt được nó.


Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung - xa S-400 Triumf.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung - xa S-400 "Triumf".

Sau khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga trên bầu trời Syria, Nga đã quyết định triển khai S-400 tại căn cứ quân sự Latakia ở Syria. Ngay sau khi xuất hiện, phía Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã có những phản ứng tức thì.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố rằng nếu hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Syria thì ông ta sẽ coi đó là hành động khiêu khích.

NATO về phần mình đưa ra tuyên bố về việc tăng cường lực lượng của mình tại khu vực Bắc Đại Tây Dương sau khi "Triumf" xuất hiện ở Syria.

Đồng thời, Mỹ - quốc gia đứng đầu liên quân chống IS và thường xuyên không kích nhằm vào những phần tử khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" - ngay lập tức cho dừng các chuyến bay của mình, tuy nhiên vẫn từ chối thừa nhận sự hoảng sợ vì S-400 xuất hiện tại Syria.

Ngoài ra, Rentv.ru cho biết rằng Washington bày tỏ sự quan ngại với việc Nga đã đạt được thoả thuận bán cho Trung Quốc và Ấn Độ các hệ thống "Triumf".

Phiên bản hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ trước, S-300, đang được nhiều nước triển khai trong đó có Ai Cập, Ấn Độ, Venezuela và Bắc Triều Tiên. Vậy hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Nga có đặc tính gì mà làm cho Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phải lo ngại?

Hệ thống S-400 "Triumf" có khả năng tiêu diệt các mục tiêu từ trên không với khoảng cách tối đa lên tới 400km.

Nó thừa sức tiêu diệt những mục tiêu đạn đạo chiến thuật bay với vận tốc lên tới 4,8km/giây với khoảng cách lên tới 60km như: tên lửa hành trình, máy bay chiến lược và chiến thuật, các đầu đạn tên lửa đạn đạo.

Hệ thống radar phát hiện sớm đảm bảo được bán kính phát hiện mục tiêu lên tới 600km. Tên lửa của nó có thể bắn hạ các mục tiêu bay ở tầm thấp tối đa 5m.

Nó có thể sử dụng nhiều loại tên lửa với trọng lượng và tầm bắn khác nhau, cho phép tạo ra một hệ thống phòng thủ nhiều tầng lớp.

Tốc độ sẵn sàng chiến đấu của hệ thống phòng thủ tên lửa đang đứng tại chỗ là 0,6 phút, còn đang trong trạng thái hành quân là 5 phút. Hệ thống điều khiển của "Triumf" gồm có cả tổ hợp máy tính điều khiển trung tâm "Elbrus-90micro" do Nga sản xuất.

3. Su-34 và Su-35

Vì Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự tại Syria, nhiều chuyên gia quốc tế đã lưu tâm tới hoạt động của các lực lượng không quân.

Họ đặc biệt để mắt tới các tiêm kích hiện đại như Su-35 và nhất là máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 - vốn là vũ khí tấn công chủ lực của Nga nhằm vào các phần tử IS.

Sự độc đáo của Su-34 chính là những lần không kích và tiêu diệt thành công các căn cứ của quân khủng bố. BQP Nga hàng ngày công bố bản báo cáo về các mục tiêu do máy bay ném bom này thực hiện.


Máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 thực hành không kích các mục tiêu của IS.

Máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 thực hành không kích các mục tiêu của IS.

Sau đó, các chuyên gia quân sự phương Tây đã bàn luận sôi nổi về sự vượt trội và điểm yếu của chiếc máy bay Nga. Hàng loạt các chuyên gia gọi chiếc Su-34 của Nga là chiếc máy bay độc nhất vô nhị mà không có đối thủ ở phương Tây.

Su-34 là chiếc máy bay tiêm kích bom đa năng, cũng như máy bay ném bom tiền phương mà được thiết kế để tấn công nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm.

Chiếc máy bay này có những đặc tính nổi bật như hệ thống cánh mũi phía trước và buồng lái dành cho 2 phi công.

Máy bay ném bom này được sản xuất vào năm 2008 và bắt đầu chính thức thực hiện các nhiệm vụ của quân đội Nga vào năm 2014. Hiện nay Su-34 là máy bay tấn công chủ lực của lực lượng quân sự Nga tại Syria.

Chiếc máy bay này có chỗ dành cho 2 phi công, nó có thể khoá cùng một lúc tối đa 10 mục tiêu và bắn hạ tới 4 mục tiêu. Tầm bắn đối với mục tiêu trên không lên tới 120km.

Trọng lượng cất cánh thông thường của chiếc máy bay này là 39 tấn, hoặc tối đa lên tới 45 tấn. Su-34 có thể đạt được vận tốc tối đa trên mặt đất lên tới 1400km/h, còn trên không - tối đa 1900km/h.

Su-34 còn được trang bị hệ thống cơ sở tác chiến điện tử đa năng "Khibiny".

Su-35 là chiếc máy bay tiêm kích đa năng siêu linh hoạt thế hệ 4++ với động cơ điều khiển lực đẩy vecto. Tiêm kích Su-35 chính là Su-27 phiên bản cải tiến sâu.

Nó có phần khung được sử dụng vật liệu chắc chắn hơn; so với phiên bản trước của mình, Su-35 không có hệ thống cánh mũi phía trước và cánh tà hãm tốc độ. Su-35S có hệ thống thông tin điều khiển tiên tiến, trạm radar mảng pha điện tử quét bị động "Ebris N035".


Tiêm kích đa năng Su-35.

Tiêm kích đa năng Su-35.

Động cơ của Su-35S hoàn toàn đạt tiêu chuẩn dành cho máy bay tiêm kích thế hệ 5 và nó cho phép đạt được tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng tăng lực. Ttuy nhiên chiếc máy bay này vẫn chưa được trang bị hệ thống điều khiển - điện tử hiện đại tương xứng.

Thời hạn sử dụng của Su-35 ước tính khoảng 6.000 giờ bay hoặc 30 năm. Tuổi thọ của động cơ theo tuyên bố của nhà sản xuất đạt 4.000 giờ.

Buồng lái của chiếc máy bay này dành cho 1 phi công. Trọng lượng cất cánh - 25,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa - 34,5 tấn. Vận tốc tối đa trên mặt đất lên tới 1.400km/h và 2.500km/h trên không.

4. Tu-160 "Thiên Nga trắng"

Chiếc máy bay Tu-160 "Thiên Nga trắng" bắt đầu phục vụ quân đội Nga từ cuối những năm 80, được nhắc tới nhiều sau khi Bộ trưởng BQP Nga Sergei Shoigu chỉ đạo khôi phục lại dây chuyền sản xuất dòngmáy bay được coi là mạnh nhất và lớn nhất thế giới này.

Mối quan tâm đặc biệt dành cho chiếc máy bay này xuất hiện ngay sau những thành công mà nó đạt được trong chiến dịch chống IS tại Syria. Sau đó, các chuyên gia Mỹ bắt đầu mô tả về những điểm mạnh của chiếc máy bay ném bom Nga với sự thán phục.


Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Thiên nga trắng.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 "Thiên nga trắng".

Nó được gọi là "chiếc máy bay ném bom mang tên lửa có khả năng chiến đấu hoàn hảo mà nếu chiến tranh nổ ra có thể "tung đôi cánh thiên nga" của mình và lao vun vút tới mục tiêu với tốc độ siêu thanh".

Hiện nay quân đội Nga đang sở hữu tổng cộng 15 chiếc máy bay Tu-160 mà đang được cải tiến gần như toàn bộ hệ thống radar quét và hệ thống định vị.

Bộ Quốc phòng Nga dự định sẽ mua không dưới 50 chiếc, và những chiếc máy bay cải tiến đầu tiên sẽ tung cánh trên bầu trời vào năm 2021.

Tu-160 là một chiếc máy bay siêu thanh cánh cụp cánh xòe mạnh nhất và lớn nhất trong lịch sử lực lượng không quân. Nó cũng là chiếc máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất trong số các máy bay ném bom.

Tổ lái của Tu-160 bao gồm 4 người. Trọng lượng cất cánh bình thường là 267,6 tấn, còn trọng lượng cất cánh tối đa - 275 tấn.

Chiếc máy bay ném bom có thể đạt được vận tốc khi bay ở độ cao thấp lên tới 1.030km/h, còn trên không trung thì chỉ số này đạt tới mức 2.200km/h. "Thiên Nga trắng" có thể bay liên tục 18.950km không cần tiếp nhiên liệu.

Ban đầu, chiếc máy bay này được chế tạo như một loại máy bay mang tên lửa tầm xa với đầu đạn hạt nhân để phục vụ các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu trên diện rộng.

Tu-160 mang các tên lửa Kh-55SM, được sử dụng vào mục đích tiêu diệt các mục tiêu kiên cố với với những toạ độ được lập trình và nạp sẵn trong bộ nhớ của các tên lửa trước khi máy bay ném bom này cất cánh đi làm nhiệm vụ.

Tu-160 cũng có thể mang tối đa 40 tấn bom với nhiều kích cỡ khác nhau, bao gồm cả bom hạt nhân, ngư lôi và nhiều vũ khí khác.

Trong tương lai, dự kiến máy bay ném bom này sẽ được trang bị thêm các tên lửa hành trình thế hệ mới Kh-555 và Kh-101 với tầm hoạt động xa hơn và có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu chiến lược cũng như chiến thuật trên mặt đất và trên biển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại