5 loại vũ khí phi sát thương tiêu biểu

Nhật Huy |

(Soha.vn) - Vũ khí phi sát thương là những loại vũ khí được thiết kế không nhằm mục đích gây chết người hoặc gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Vũ khí phi sát thương thường được dùng trong những tình huống xung đột cần tránh gây tổn thất nhân mạng không cần thiết.

1. ADS

ADS là viết tắt của hệ thống ngăn chặn chủ động, thiết bị này phát ra những sóng cao tần tương tự như trong các lò viba. Con người khi trong vùng ảnh hưởng của thiết bị này sẽ chịu cảm giác như đang bị phỏng. Cảm giác này sẽ biến mất khi đối tượng bước ra ngoài vùng tác động và không để lại tác động lâu dàu. Tuy vậy, trong thử nghiệm cũng có trường hợp nó gây ra những viết rộp, dù với xác suất chỉ 0,1%.

Song hiệu quả của loại vũ khí cũng chịu tác động mạnh từ môi trường. Trong điều kiện mưa, sương mù dày đặc…thì nó lại cho cảm giác nóng ấm dễ chịu, vì phần lớn năng lượng đã bị hấp thu. Ngoài ra, nó cũng không có tác dụng nếu đối tượng mặc quần áo dày.

Minh họa phương thức hoạt động của ADS

2. LRAD

LRAD là viết tắt của thiết bị tạo âm tầm xa. Nó có thể phát ra một luồng âm thanh với mức độ tập trung và định hướng cao, tương tự như tia laser nhưng là với âm thanh. Người ở trong khu vực ảnh hưởng của LRAD sẽ liên tục bị "dội bom" bởi âm thanh cường độ lớn, cao hơn ngưỡng đau của thính giác con người. Nếu chịu tác động này liên tục trong một thời gian, đối tượng có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.

Trong clip dưới đây, cảnh sát Pittsburgh, Mỹ, sử dụng LRAD để giải tán người biểu tình bên ngoài hội nghị G-20 năm 2009.

 

Trong một clip khác, tàu đánh bắt cá voi của Nhật dùng LRAD để xua đuổi tàu và trực thăng của tổ chức Sea Sepherd, một tổ chức môi trường chống đánh bắt cá voi với đường lối cứng rắn:

 

 

3. Đèn gây lóa

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị này khá đơn giản, sử dụng một nguồn phát tia laser, thường ở bước sóng quang phổ xanh lục, để làm lóa mắt đối phương. Chúng được thiết kế để không gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt người mà chỉ gây lóa và mất phương hướng tạm thời, do vũ khí laser gây mù vĩnh viễn đã bị quốc tế cấm sử dụng từ năm 1995.

Đèn gây lóa có thể có nhiều kích cỡ khác nhau, từ loại trang bị trên tàu chiến cho đến loại gắn trên vũ khí cá nhân. Chúng có thể được nhắm vào xe cơ giới, máy bay, tàu chiến của đối phương để vô hiệu hóa người điều khiển chúng. Hoặc chúng có thể được sử dụng trong vai trò cảnh báo, đặc biệt là đối với dân thường, không được lại gần một vị trí quân sự…Trước đây để làm điều này, người lính thường phải nổ súng cảnh cáo.

Đèn gây lóa có thể được trang bị trên nhiều loại phương tiện

Minh họa tác dụng của đèn gây lóa với người điều khiển xe cơ giới

4. Đèn gây chóng mặt

Đây là một bước phát triển từ đèn gây lóa. Cấu tạo của nó cũng gồm những đèn LED phát ra tia laser. Tuy nhiên ngoài việc gây lóa mắt, nó còn liên tục điều chỉnh tần số chớp tắt và màu sắc của ánh sáng nhằm gây tác động đến hệ thần kinh của con người. Tùy vào cơ địa từng người, khoảng cách…mà tác động có thể từ mức gây mất phương hướng, chóng mặt, thậm chí nôn mửa. Một số loại có tầm tác động lên đến 2400m. Hiệu ứng này đã từng được ghi nhận trên thực tế, khi một số vụ tai nạn trực thăng có nguyên nhân từ việc phi công bị mất định hướng do ánh sáng chiếu xuyên qua cánh quạt đang quay tạo ra hiệu ứng chớp tắt tương tự.

Giới thiệu về đèn gây chóng mặt

Ngoài ra, còn có một loại thiết bị sử dụng sóng vô tuyến có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nghe và giữ thăng bằng của mục tiêu. Người bị ảnh hưởng của thiết bị này có thể chịu cảm giác như đang bị say sóng, bao gồm chóng mặt và buồn nôn.

5. Lựu đạn cao su

Loại vũ khí này có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động giống lựu đạn thông thường, nhưng có lớp vỏ làm bằng cao su cứng thay vì kim loại, và bên trong cũng chứa đầy những viên bi nhỏ bằng cao su.

Lựu đạn cao su

Vũ khí này bắn ra các viên bi cao su thay vì những mảnh thép

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại