Quân đội Nga nói chung và Hải quân Nga nói riêng đang tiến hành tái vũ trang với tốc độ chưa từng có. Viện nghiên cứu khoa học trung ương Kurs của Nga góp phần quan trọng trong công cuộc tái vũ trang này.
Dưới đây là top 5 thiết bị quân sự tối tân mà Viện đang nghiên cứu chế tạo cho Hải quân Nga.
1. Laser cắt băng Bắc Cực
Viện đang tiến hành dự án nghiên cứu phương án phá băng Bắc Cực.
Nga bắt đầu thực hiện hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quân sự tại khu vực quan trọng này. Vì vậy, nếu phương pháp phá băng này được đưa vào sử dụng, thì các tàu vận chuyển thiết bị của Hạm đội Biển bắc sẽ hoạt động dễ dàng hơn.
Đó là một thiết bị laser công suất lớn, như một máy cắt kính, cắt xuyên qua phần trên của khối băng dày 1 - 2 mét, sau đó các tàu phá băng dùng trọng lượng đẩy các khối băng ra và đi xuyên qua nó.
Các nhà thiết kế khẳng định, hệ thống laser này giúp các tàu phá băng đi qua phần băng mỏng còn lại dễ dàng.
2. Thiết bị định vị ngầm
Thiết bị định vị ngầm
Hải quân Nga đang thử nghiệm một thiết bị định vị dưới nước mới do Viện Kurs nghiên cứu.
Thiết bị này có thể hoạt động ở độ sâu 80 mét trong ít nhất là 7 giờ, có khả năng cung cấp, định vị và thông tin liên lạc dưới nước giữa các nhóm người nhái trong phạm vi tối đa 500 mét.
Tính năng mới của thiết bị này là bộ cảm biến sinh học đo nhịp tim và hô hấp của người nhái, sau đó các thông số được truyền trở lại căn cứ. Thiết bị đặc biệt này chỉ nặng chưa đến 7 kg, rất dễ dàng để di chuyển dưới nước.
3. Thiết bị cứu hộ dưới nước
Thiết bị cứu hộ dưới nước
Viện nghiên cứu khoa học thuộc Hải quân Nga đang kết hợp với Viện Kurs thiết kế một bộ dụng cụ cứu hộ dưới nước giúp các phi công có thể thở khi bị rơi xuống nước.
Bộ dụng cụ này cho phép phi công tự giải cứu mình trong trường hợp máy bay bị chìm hoặc gặp sự cố văng xuống nước.
Bộ dụng cụ đơn giản và đáng tin cậy này giúp các phi công thở được dưới nước ở độ sâu 30 mét trong vòng một phút rưỡi. Khoảng thời gian đó đủ để phi công rời khỏi máy bay hoặc trực thăng và ngoi lên mặt nước.
Một thiết bị của bộ dụng cụ cứu hộ sẽ tự khởi động khi một người bắt đầu thở dưới nước. Hiện tại việc giải cứu các phi công của hàng không hải quân Nga đã được đảm bảo.
4. Xe lội nước trên nền tảng Armata
Xe lội nước trên nền tảng Armata
Một bộ thiết bị đặt biệt sẽ giúp xe bọc thép có thể lội nước. Thời gian cho phép hoạt động trong nước là 30 phút. Các phương tiện lội nước được thiết kế bằng kỹ thuật đơn giản, nhưng để cải tiến nó trên nền xe tăng Armata sẽ mất khoảng 6 tháng.
Theo ông Valentin Rykov - Giám đốc dự án, chỉ cẩn thay đổi thiết kế theo thông số nhất định, phương tiện lội nước sẽ đảm bảo an toàn khi biển động đến cấp 5 và đạt tốc độ 14 - 16 km/giờ.
Xe lội nước có thể chứa khoảng 50 lính dù hoặc 8 tấn hàng hóa vượt qua được các chướng ngại vật trong nước. Và nếu Armata lội nước được thì sẽ là một bước đột phá rất lớn.
5. Tàu không người lái
Gần đây, Viện Kurs đã hoàn thành một loạt nghiên cứu về tự động hóa các hệ thống điều khiển tác chiến.
Trong số đó, có hệ thống robot tự động, hệ thống các phương tiện dưới nước không người lái. Năm ngoái, một chiếc tàu điều khiển kỹ thuật số không người lái được thử nghiệm trên song Volga.
Chiếc tàu này có thể tự động neo đậu, tự động vận hành, di chuyển và tránh các chướng ngại vật cả tự nhiên và nhân tạo. Tàu được thiết kế cho cả mục đích dân sự và quân sự.