Quân đội NATO tính đường đột phá lực lượng tại Iraq?

An Bình |

NATO được cho là sẽ tăng cường sự hiện diện ở Iraq bằng cách tái điều phối các lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề cập mà không cần giải thích rằng NATO nên tham gia tích cực hơn vào Trung Đông.

Lời đề cập này được đưa ra ngay sau khi căng thẳng của Mỹ với Iran leo thang về vụ máy bay không người lái của Mỹ ám sát Tướng Iran Qasem Soleimani ở Iraq.

Liên minh NATO đang xem xét tăng số lượng tại Iraq, tham gia vào các nhiệm vụ "huấn luyện và tham vấn" không chiến đấu - nhằm chuẩn bị cho quân đội Iraq tự mình đối phó với các mối đe dọa.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia thành viên NATO sẽ đàm phán các lựa chọn cho việc triển khai ở Trung Đông trong cuộc họp ngày 12 tháng 2 tại Brussels.

Ông nói thêm rằng NATO trước tiên cần được "bật đèn xanh" từ chính phủ Iraq để khởi động lại các chương trình đào tạo hiện đã bị đóng băng sau khi căng thẳng ở nước này leo thang do các hành động gần đây của Mỹ.

Đại sứ Mỹ tại NATO, Kay Bailey Hutchison, nói rằng liên minh này đang thảo luận về cách tăng cường nhiệm vụ huấn luyện tại Iraq, hiện tính tới khoảng 500 nhân sự, nhưng chưa có kế hoạch cụ thể.

Tuy nhiên, hai nhà ngoại giao ẩn danh nói với Reuters rằng việc tăng số lượng lên 2.000 người của lực lượng này có thể không phải thông qua việc triển khai mới, mà thông qua việc tái phân bổ binh lính hiện đang hoạt động như một phần của liên minh do Mỹ đứng đầu - một cấu trúc tách biệt với NATO.

Không rõ liệu con số thêm 1.500 người này có phải đến từ việc tái điều phối lực lượng.

Các nguồn tin của Reuters cũng tiết lộ rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ, cụ thể là Pháp và Đức, ban đầu không muốn ủng hộ lời kêu gọi của ông Trump về sự can dự của NATO ở Trung Đông, nhưng đã thay đổi lập trường sau khi mục tiêu được chuyển sang các hoạt động đào tạo tương đối không rủi ro.

Lời kêu gọi của ông Trump đối với các quốc gia NATO được đưa ra ngay sau khi các hành động của Washington ở Iraq dẫn đến sự leo thang căng thẳng với cả Tehran và Baghdad.

Theo lệnh của ông Trump, Không lực Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công và ám sát Tướng Iran Qasem Soleimani, người đã đến Baghdad vào ngày 3/1.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại