Kinh nghiệm phỏng vấn là một trong những điều vô cùng quan trọng với bất cứ ai. Ngay từ khi còn là sinh viên, hay sau khi bước ra khỏi cánh cửa nhà trường, phỏng vấn chính là cây cầu để dẫn mọi người đến với môi trường làm việc đích thực ngoài xã hội.
Trong buổi phỏng vấn, bạn thể hiện tốt đến đâu thì cơ hội việc làm của bạn sẽ càng tươi sáng đến đó. Không phải tự nhiên mà mọi người cần có một khoảng thời gian để chuẩn bị kỹ càng, thậm chí đưa ra chiến lược trả lời phỏng vấn cho bản thân.
Bạn có thể không đủ kinh nghiệm xã hội, nhưng trong quá trình phỏng vấn, người tìm việc vẫn bắt buộc phải tập trung tinh thần để thể hiện những ưu điểm nổi trội nhất của mình. Nếu không đủ khôn ngoan và khéo léo thì sự ngay thẳng đôi khi lại đem tới những điểm cộng cao bất ngờ.
Ngọc Hà là một nữ sinh mới vừa tốt nghiệp. Cô sở hữu học lực Giỏi, ngoại hình cao ráo, ưa nhìn và có tính cách khá hòa đồng nên nộp CV vào vị trí Trợ lý giám đốc của một công ty lớn. Đây là công việc bản thân mong muốn nên cô rất tích cực chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên, tại địa điểm phỏng vấn tuyển dụng, Ngọc Hà mới nhận ra những ưu điểm mà bản thân tự tin lại không quá nổi trội nếu so sánh với mặt bằng chung của mọi người. Các ứng viên có mặt tại đây đều là những người dày dạn kinh nghiệm. Từ gương mặt và ánh mắt của họ đã thể hiện rõ sự tự tin và khôn khéo. Điều này khiến cô phải tự nhắc nhở bản thân, tập trung 100% tinh thần trong buổi phỏng vấn hôm nay.
Các cuộc phỏng vấn nhóm có thể khiến ứng viên hồi hộp, lo lắng hơn (Nguồn: Pinterest)
Trong phần thi xử lý tình huống, quản lý của công ty đã đặt ra câu hỏi như sau: “Khách sạn chỉ còn 5 phòng nhưng có tới 6 lãnh đạo, bạn sẽ làm gì đầu tiên?”
Mọi người đều khá “đau đầu” trước câu hỏi khó khăn này. Sau khoảng 5 phút suy nghĩ, bắt đầu có người mạnh dạn trả lời.
Một ứng viên cho rằng: Cô ấy sẽ lập tức yêu cầu khách sạn kiểm tra lại số lượng phòng một lần nữa. Nếu thực sự không còn phòng khác thì cô cũng sẽ yêu cầu đổi phòng nhỏ thành phòng to với 2 giường đơn để ít nhất, dù phải chung phòng thì các lãnh đạo cũng không phải nằm chung giường.
Một ứng viên khác thì đề nghị các lãnh đạo chờ một khoảng thời gian để bản thân đi tìm khách sạn khác có đủ 6 phòng trống cho 6 người. Người này cho rằng, dù sếp có dễ tính đến mấy thì việc ở chung phòng cũng khó có thể chấp nhận được.
Đến lượt mình, Ngọc Hà lẳng lặng suy nghĩ, sau đó lên tiếng: “Nếu đặt bản thân vào trường hợp này, việc đầu tiên tôi phải làm chính là xin lỗi và nhận trách nhiệm. Ở cương vị một người trợ lý, để 6 lãnh đạo đi công tác mà chỉ có 5 phòng là một sai lầm rất không đáng có. Đáng lẽ tôi phải kiểm tra kỹ lưỡng hơn, hoặc chuẩn bị một vài phương án dự phòng cho các trường hợp đột xuất có thể xảy ra để kịp thời xử lý trước khi ‘sự đã rồi’ như trường hợp này.”
Nhìn phản ứng của vị quản lý, Ngọc Hà khá bất an nhưng cô vẫn mạnh dạn nói tiếp: “Nếu để đến lúc các sếp đã có mặt ở khách sạn mới phát hiện thiếu phòng thì hiển nhiên đây là một sai lầm rất lớn. Do đó, mặc dù tôi vẫn nỗ lực hết sức để tìm cách xử lý vấn đề, bù đắp lại sai lầm nhưng nếu lãnh đạo có ấn tượng xấu và muốn kỷ luật, thậm chí đuổi việc, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận kết quả này. Đó sẽ là bài học sâu sắc mà tôi phải ghi nhớ cả đời.”
Câu trả lời khác biệt là nhân tố khiến quản lý ấn tượng hơn (Nguồn: thebalancecareers)
Sau khi nghe cô nói xong, vị quản lý bất ngờ tỏ thái độ tán thưởng. Ông ta nhận xét: “Nữ ứng viên này đã nói rất hay. Ở trường hợp như vậy, việc xử lý tình huống là điều bắt buộc các bạn phải làm, nhưng thứ các bạn nên làm đầu tiên chính là nhận trách nhiệm. Đây mới là thái độ cần có của một nhân viên khi phạm sai lầm, gây ảnh hưởng tới người khác.”
Vị quản lý cũng cho rằng, câu hỏi phỏng vấn này không nhằm mục đích kiếm tìm một giải pháp, mà muốn kiểm tra thái độ làm việc của mọi người. Do đó, họ khá ấn tượng với Ngọc Hà và quyết định trao cho cô cơ hội thử việc 2 tháng ở vị trí này.