Chất độc chết người từ ốc biển giữ chìa khoá mở ra cách chế tạo thuốc giảm đau mới

Hoàng Dung |

Nhờ nọc độc nguy hiểm của ốc nón, các nhà nghiên cứu có thể chế tạo thuốc giảm đau mới.

Ốc nón có vỏ trang trí đẹp mắt là một trong những loài động vật đẹp nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất trong đại dương.

Chất độc chết người từ ốc biển giữ chìa khoá mở ra cách chế tạo thuốc giảm đau mới - Ảnh 1.

Ốc nón sở hữu nọc độc chết người, là nỗi sợ khiếp đảm của nhiều loài sinh vật cũng như con người nếu chẳng may đụng phải. Chúng thường kéo dài ống mềm trước khi bắn chiếc răng có nộc độc vào các nạn nhân.

Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa từ Đại học Glasgow và chuyên gia trí tuệ nhân tạo từ Đại học Southampton đã tìm cách tận dụng thành công chất độc của ốc nón. Theo các chuyên gia, nếu có thể chiết xuất chất độc của ốc nón thì phát triển ra được loại thuốc giảm đau mới hiệu quả hơn, ít gây nghiện hơn các lựa chọn hiện tại.

Andrew Jamieson, người đứng đầu dự án cho biết: "Ốc nón khó có khả năng đột phá trong việc tạo ra thuốc, nhưng conotoxin mà nó tạo ra có nhiều đặc tính hấp dẫn, hứa hẹn sử dụng được trong y học".

Ốc nón là động vật biển săn mồi thường sống ở các vùng biển ấm và đại dương trên khắp thế giới. Chúng sở hữu răng cưa tiêm chất độc thần kinh mạnh vào đối phương, chất này mạnh, gây nguy hiểm cho con người.

Nọc độc của chúng chứa các chất hóa học gọi là conotoxin - peptit độc thần kinh rất mạnh, gây tê liệt bằng cách ngăn chặn các bộ phận hệ thần kinh. Chất độc này gây tử vong cho bất kỳ ai đứng cản đường ốc nón.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ điều tra xem cấu trúc các peptit conotoxin như thế nào ở cấp độ phân tử. Sau đó, dựa trên kiến ​​thức đó để tổng hợp các peptit mới có triển vọng tương tác với một loại thụ thể nicotinic acetylcholine, ornAChRs trong hệ thần kinh của con người.

Cuối cùng, nhóm sẽ chạy mô phỏng để xác định mức độ hiệu quả của các peptit trong việc liên kết với các thụ thể cơ.

Khả năng tương tác với các thụ thể nicotinic acetylcholine sẽ dẫn đến dạng thuốc giãn cơ mới, dùng để gây mê hoặc thuốc giảm đau hiệu quả nhưng không gây nghiện.

Andrew Jamieson cho biết: "Dự án tập hợp một số nhà nghiên cứu hàng đầu của Anh trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm hiểu về cách hoạt động của conotoxins".

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chất chống lại độc tố ốc nón ở hiện tại. Những vết đốt nghiêm trọng chưa thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng dự án mới sẽ tìm ra các phương pháp điều trị ngộ độc conotoxin đầu tiên trong tương lai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại