Cuộc đời khốn khổ của những con chim sinh ra ở rừng Amazon và trở thành xác ướp trong sa mạc Atacama

RYANKOG |

Những con chim này đã không có một cuộc sống hạnh phúc.

Các nhà nghiên cứu làm việc ở miền bắc Chile cho biết những người từ một nền văn minh cổ đại đã vận chuyển các con chim đầy màu sắc hàng trăm dặm qua dãy Andes, trước khi ướp xác với miệng chúng há to.

Vẹt và vẹt đuôi dài không có nguồn gốc từ Atacama, sa mạc khô hạn nhất trên thế giới, nhưng lông vũ và xác ướp chim đã được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ trong khu vực.

Cuộc đời khốn khổ của những con chim sinh ra ở rừng Amazon và trở thành xác ướp trong sa mạc Atacama - Ảnh 1.

Nhiều con vẹt đã được ướp xác sau khi chết, một số con há miệng và thè lưỡi, những con khác dang rộng đôi cánh như thể chúng đang bay.

Đồng tác giả nghiên cứu José M. Capriles, phó giáo sư nhân chủng học tại Penn State, nói: “Thật khó để diễn giải, nhưng việc này có thể là một phần của nghi lễ liên quan đến khả năng bắt chước giọng nói của loài chim.”

Các nhà nghiên cứu đã đến thăm các bảo tàng trên khắp miền bắc Chile trong gần ba năm để nghiên cứu các di vật vẹt và vẹt đuôi dài được tìm thấy trong khu vực. Họ đã sử dụng phân tích khảo cổ học, tái tạo chế độ ăn uống đồng vị, xác định niên đại carbon phóng xạ và xét nghiệm ADN cổ đại để xây dựng bức tranh về cuộc sống của các loài chim.

Cuộc đời khốn khổ của những con chim sinh ra ở rừng Amazon và trở thành xác ướp trong sa mạc Atacama - Ảnh 2.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chim được đưa đến Atacama từ rừng mưa nhiệt đới Amazon, cách đó khoảng 300 dặm (gần 500km), trong khoảng thời gian từ năm 1100 đến năm 1450 sau Công Nguyên.

Capriles nói rằng khoảng thời gian đó đã chứng kiến rất nhiều hoạt động thương mại, với số lượng ngày càng tăng của các đoàn lữ hành di chuyển giữa các phần khác nhau của dãy núi Andes.

Capriles cho biết: “Thực tế là những con chim sống đã vượt qua dãy Andes ở độ cao hơn 3000m là điều đáng kinh ngạc. Chúng phải được vận chuyển qua những thảo nguyên rộng lớn, thời tiết lạnh giá và địa hình khó khăn để đến Atacama. Và chúng phải được giữ cho sống sót."

Sự xuất hiện của loài chim này có trước Đế chế Inca và sự đô hộ của người Tây Ban Nha trong khu vực, cũng là thời điểm lần đầu tiên đưa ngựa đến Nam Mỹ.

Lạc đà không bướu không phải là loài động vật vận chuyển tốt nhất, bởi vì chúng không khỏe đến vậy,” Capriles nói trong thông cáo báo chí. "Việc đoàn lữ hành lạc đà không bứu đưa vẹt đuôi dài và vẹt băng qua dãy Andes và xuyên sa mạc đến ốc đảo này thật đáng kinh ngạc."

Cuộc đời khốn khổ của những con chim sinh ra ở rừng Amazon và trở thành xác ướp trong sa mạc Atacama - Ảnh 4.

Capriles nói rằng một khi những con chim đến Atacama, chúng sẽ được nuôi làm cảnh nhưng cũng thường xuyên bị nhổ lông, thứ được sử dụng trên mũ để biểu thị sự giàu có và quyền lực.

Những con chim được cho ăn thức ăn của người, nhưng mối quan hệ của chúng với con người rất phức tạp, ông nói.

Capriles nói: “Những gì con người coi là tương tác có thể chấp nhận được với động vật dưới sự chăm sóc của chúng ta hồi đó rất khác. Một số con chim trong số này đã không sống một cuộc sống hạnh phúc. Chúng được nuôi để sản xuất lông và lông sẽ bị nhổ ra ngay khi chúng lớn lên."

Những con chim đầy màu sắc có thể đã sống một cuộc sống khốn khổ trong điều kiện bị giam cầm, khác xa những khu rừng nhiệt đới Amazonian từng là nhà của chúng.

Đôi khi, lông vũ được nhổ ở nơi khác và nhập vào dãy Andes trong các thùng chứa đặc biệt, nhưng 27 con vẹt và vẹt đuôi dài được phân tích ở đây cho thấy nhiều rất nhiều con chim khác đã được đặc biệt đưa đến sa mạc vì bộ lông rực rỡ.

Trong suốt cuộc đời của chúng, có vẻ như nhiều con đã bị gãy cánh và bị bó chân, mặc dù các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy một số con đã được chăm sóc, với bằng chứng về việc cắt mỏ và móng vuốt của chúng, bên cạnh quá trình chữa lành vết thương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại