Chuyên gia nói Hàn Quốc, Nhật Bản có thể sẽ bất lực trước tên lửa Triều Tiên

Minh Hạnh |

Lionel Fatton - Phó Giáo sư Đại học Webster (Thụy Sĩ) cho biết: “Nếu Triều Tiên thực sự sở hữu tên lửa siêu thanh, thì các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Hàn Quốc và Nhật Bản gần như sẽ bất lực".

Hình ảnh vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Ảnh: AP

Hình ảnh vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Ảnh: AP

Triều Tiên ngày 28/9 phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Hwasong-8, vũ khí “có ý nghĩa chiến lược” trong việc củng cố khả năng phòng vệ của Bình Nhưỡng. Các thông tin chi tiết về uy lực của tên lửa Hwasong-8 vẫn chưa được công bố.

Tên lửa siêu thanh là gì?

Theo CNA, tên lửa siêu thanh là loại vũ khí có thể di chuyển với vận tốc ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5), hoặc hơn 6.100km/h.

Không chỉ ưu việt về tốc độ, tên lửa siêu thanh còn có khả năng cơ động trong lúc bay, giúp chúng khó bị theo dõi và đánh chặn hơn nhiều so với các loại tên lửa thông thường.

Với tốc độ cao và thời gian di chuyển được rút ngắn, tên lửa siêu thanh có thể khiến nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa không kịp trở tay.

Tuỳ thuộc vào thiết kế, tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Quốc gia nào sở hữu tên lửa siêu thanh?

Đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn được coi là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ vũ khí siêu thanh. Theo RT, Nga sở hữu một số loại tên lửa siêu thanh mà đích thân Tổng thống Vladimir Putin mệnh danh là "bất khả chiến bại".

Hồi tháng 7/2021, quân đội Nga đã phóng thành công Zircon - một loại tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm, đạt tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh.

Sau Nga, Mỹ đang chi hàng tỷ USD cho một số chương trình phát triển vũ khí siêu thanh. Tuần này, quân đội Mỹ cho biết đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay do Raytheon chế tạo, đạt tốc độ "lớn hơn Mach 5".

Ngoài ra, Nga còn sở hữu tên lửa siêu thanh Avangard và tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay Kinzhal (Dao găm). Các quan chức Nga cho biết Avangard đạt vận tốc đáng kinh ngạc 33.000km/h trong các cuộc thử nghiệm.

Sau Nga, Mỹ đang chi hàng tỷ USD cho một số chương trình phát triển vũ khí siêu thanh. Tuần này, quân đội Mỹ cho biết đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay do Raytheon chế tạo, đạt tốc độ "lớn hơn Mach 5".

Theo một cơ quan thuộc Quốc hội Mỹ, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm một số vũ khí siêu thanh. Hệ thống vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc đều được cho là có khả năng hạt nhân.

Sức mạnh tên lửa siêu thanh của Triều Tiên

Hiện chưa có nhiều thông tin về tên lửa Hwasong-8. Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), tên lửa được phóng từ Toyang-ri (huyện Ryongrim của tỉnh Jagang), để "xác định độ ổn định của động cơ cũng như ống nhiên liệu”.

Theo Yonhap, “ống nhiên liệu” dường như là thuật ngữ ám chỉ một thùng chứa nhiên liệu lỏng. Quá trình chuẩn bị phóng tên lửa nhiên liệu lỏng nhanh hơn so với tên lửa nhiên liệu rắn. “Kết quả phóng thử cho thấy tất cả các thông số kỹ thuật của tên lửa đều đáp ứng yêu cầu”, KCNA cho biết.

Cả Mỹ và Hàn Quốc đều chưa đưa ra bất cứ nhận định nào về tên lửa mới của Triều Tiên.

Một số nguồn tin giấu tên cho biết tên lửa Hwasong-8 đạt độ cao khoảng 60km, và bay được quãng đường chưa đến 200km. Hãng thông tấn Yonhap nhận định tên lửa có thể đã đạt tốc độ Mach 3.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết tên lửa này “vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển và sẽ còn rất lâu nữa mới được triển khai”. JCS khẳng định cả quân đội Hàn Quốc và quân đội Mỹ đều có khả năng phát hiện, đánh chặn tên lửa Triều Tiên.

Chuyên gia nói Hàn Quốc, Nhật Bản có thể sẽ bất lực trước tên lửa Triều Tiên - Ảnh 4.

Triều Tiên phóng thử tên lửa từ tàu hoả ngày 15/9. Ảnh: AP


Mối đe doạ từ tên lửa Triều Tiên

Việc Triều Tiên sản xuất và triển khai thành công vũ khí siêu thanh có thể giúp nước này thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.

Cheong Seong-Chang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Sejong (Hàn Quốc) cho biết, nếu Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ siêu thanh, thì “họ sẽ tạo nên một mối đe doạ quân sự đáng kể”. Ông Cheong cũng cho rằng Bình Nhưỡng có thể sử dụng vũ khí mới như một quân bài thương lượng trong các cuộc đàm phán tương lai với Washington.

“Vụ phóng hôm 28/9 cho thấy đây mới chỉ là một tên lửa tầm ngắn. Nhưng Triều Tiên sẽ tìm cách phát triển tên lửa tầm trung đến tầm xa.

Nếu họ phát triển thành công tên lửa tầm xa, thì không có quốc gia nào trên thế giới - kể cả Mỹ - có thể đánh chặn một tên lửa với tốc độ cao như vậy” - Cheong Seong-Chang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Sejong (Hàn Quốc).

“Vụ phóng hôm 28/9 cho thấy đây mới chỉ là một tên lửa tầm ngắn. Nhưng Triều Tiên sẽ tìm cách phát triển tên lửa tầm trung đến tầm xa. Nếu họ phát triển thành công tên lửa tầm xa, thì không có quốc gia nào trên thế giới - kể cả Mỹ - có thể đánh chặn một tên lửa với tốc độ cao như vậy.”

Đồng quan điểm, Lionel Fatton - Phó Giáo sư Đại học Webster (Thụy Sĩ) cho biết: “Nếu Triều Tiên thực sự sở hữu tên lửa siêu thanh, thì các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Hàn Quốc và Nhật Bản gần như sẽ bất lực."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại