Niềm đam mê 'vũ khí khủng' của Nga lại được thể hiện

Anh Minh |

Niềm đam mê của Nga đối với các loại “vũ khí lớn nhất” một lần nữa lại xuất hiện trên các hàng tít. Tuần trước, tàu ngầm dài nhất thế giới, K-329 Belgorod, ra khơi lần đầu tiên, rời cảng ở Severodvinsk.

K-329 Belgorod, ra khơi lần đầu tiên

K-329 Belgorod, ra khơi lần đầu tiên

Diễn tiến này diễn ra ngay sau cuộc chạm trán của Hải quân Nga với tàu chiến HMS Defender của Anh ở Biển Đen, ngoài khơi Crimea.

Dựa trên thiết kê của lớp Oscar-II, tàu Belgorod (chính thức được gọi là Dự án 09852) dài 200m, lớn hơn lớp Ohio của Hải quân Mỹ (170m).

Việc bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên biển đánh dấu một bước đột phá quan trọng đối với Nga, vì tàu Belgorod sẽ là trung tâm trong khả năng thu thập thông tin tình báo và có khả năng mang một loại vũ khí chiến lược mới, được gọi là Poseidon, như Naval News đưa tin.

Là một dự án tuyệt mật, Điện Kremlin lần đầu tiên công bố tàu ngầm Belgorod vào tháng 4 năm 2019 tại Nhà máy đóng tàu Sevmash ở miền bắc nước Nga với sự hiện diện trực tuyến của Tổng thống Vladimir Putin.

Chiếc tàu ngầm này, có khả năng tấn công và răn đe hạt nhân, cũng được cho là sẽ thực hiện các nhiệm vụ do thám dưới nước. ‘Nhiệm vụ đặc biệt’ của nó liên quan đến việc đóng vai trò như một tàu mẹ và tổ chức các tàu dưới biển khác thực hiện nhiệm vụ lặn sâu.

Người ta suy đoán rằng Belgorod sẽ mang theo một tàu ngầm mini chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Losharik được trang bị cánh tay robot và có khả năng lặn sâu tới 1.000m.

Niềm đam mê vũ khí khủng của Nga lại được thể hiện - Ảnh 1.

Một tính năng đáng chú ý khác được các nhà phân tích quốc phòng phương Tây nói đến là khả năng mang vũ khí tự chủ Poseidon của Belgorod, chính thức được gọi là 'ngư lôi tự động vũ trang hạt nhân liên lục địa' hay được gọi không chính thức là thiết bị lặn không người lái hạt nhân.

Poseidon, được gọi là "vũ khí ngày tận thế", là một ngư lôi dài 20m với đầu đạn hạt nhân, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa và lặn sâu.

Một số nhà phân tích nói rằng đầu đạn của nó có sức công phá 100 megaton, đủ mạnh để tạo ra một làn sóng thủy triều khổng lồ phá hủy các thành phố ven biển.

Hồi tháng 4, có các báo cáo cho rằng Hải quân Nga sẽ hạ thủy tàu ngầm mang "vũ khí ngày tận thế" thứ hai, Khabarovsk, vào mùa thu năm nay.

Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin, Belgorod sẽ được triển khai tới hạm đội Thái Bình Dương và vẫn trực thuộc GUGI (Cục Nghiên cứu Biển sâu), được biết đến với các nhiệm vụ quân sự bí mật.

NATO được cho là đang lo ngại về khả năng các tàu ngầm Nga điều tra và can thiệp các tuyến cáp biển dưới nước kết nối các nước phương Tây.

Đứng thứ 2 trong Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu năm 2021, Nga tập hợp sức mạnh quân sự từ những di sản đáng gờm của Liên Xô.

Một bản tin của CNN nêu bật sức mạnh quân sự của Nga đang được mở rộng, từ máy bay chiến đấu tới các loại bom đạn.

Trung tá Thomas Campbell, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói: "Nga đang tân trang lại các sân bay và hệ thống radar từ thời Liên Xô, xây dựng các cảng mới và các trung tâm tìm kiếm cứu nạn, đồng thời xây dựng đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân và thông thường.

Trong cuộc chạy đua để làm chủ công nghệ siêu vượt âm, Nga đang thử nghiệm tên lửa hành trình siêu vượt âm 3M22 Zircon, dự kiến ​​sẽ được chuyển giao vào năm 2022. Quân đội Nga đã có hai tên lửa siêu vượt âm là Avangard và Kinzhal, có khả năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 20 và 10 lần, theo Defense News.

Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo các tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 5, được gọi là lớp Laika (hay còn gọi là lớp Husky) sẽ kế nhiệm lớp Yasen hiện nay. Tàu đầu tiên dự kiến ​​sẽ được đóng vào năm 2027–2030.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại