Thiên nhiên dữ dội: Cá chình đâm thủng diều chim diệc để chui ra ngoài sau khi bị nuốt sống

ĐỨC 2 XÍCH |

Qua bức ảnh này, chúng ta có thể thấy rõ được sự thú vị nhưng không kém phần tàn bạo của thiên nhiên hoang dã.

Sam Davis là một kỹ sư ở bang Maryland (Mỹ), nhưng trong thời gian rảnh rỗi, ông thích cầm máy ảnh và đi lang thang ở những nơi thiên nhiên hoang dã để luyện tay nghề chụp ảnh. Và vận may đã mỉm cười với Sam khi ông được tận tay chụp lại khoảnh khắc hiếm hoi nhất đời mình.

Người đàn ông 58 tuổi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy một chú chim diệc đang bay trên trời, nhưng kỳ quặc nhất là cổ nó lòi ra một con cá chình rắn (snake eel).

Thiên nhiên dữ dội: Cá chình đâm thủng diều chim diệc để chui ra ngoài sau khi bị nuốt sống - Ảnh 1.

Những hình ảnh mà Sam chụp được trong buổi đi luyện tay của mình

Thiên nhiên dữ dội: Cá chình đâm thủng diều chim diệc để chui ra ngoài sau khi bị nuốt sống - Ảnh 2.

Khoảnh khắc thú vị nhưng cũng không kém phần tàn bạo

Giải thích về những bức ảnh đang lan truyền khắp MXH này, Sam nói rằng ban đầu ông tưởng chú cá chình chán cảnh suốt ngày phải bơi dưới nước nên đã trèo lên cổ chim diệc và bay lên trời thử xem sao, nhưng sự thật lại đẫm máu hơn rất nhiều. Chú chình "từng" là bữa trưa của chú diệc, nhưng giờ thì kèo đã lật, chim diệc tội nghiệp chắc chắn không thoát khỏi cái chết đau đớn chỉ vì "nhỡ mồm".

Thiên nhiên dữ dội: Cá chình đâm thủng diều chim diệc để chui ra ngoài sau khi bị nuốt sống - Ảnh 3.

Chú cá chình đã dùng chiếc đuôi của mình để chọc thủng bụng chim diệc

Thiên nhiên dữ dội: Cá chình đâm thủng diều chim diệc để chui ra ngoài sau khi bị nuốt sống - Ảnh 4.

Loài cá chình rắn có cấu tạo đuôi nhọn và cứng như mũi lao để tự vệ

"Thế nhưng khi về nhà để chỉnh ảnh, tôi hoàn toàn nhận ra con lươn chính xác là đục thủng bụng chim diệc để chui ra ngoài. Những hình ảnh hiếm hoi này đã cho chúng ta thấy chính xác được thiên nhiên vừa thú vị, mà cũng tàn bạo như thế nào" - Sam cho biết.

Cá chình rắn thuộc họ Ophichthidae với hơn 200 loài được tìm thấy trên khắp thế giới, chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới hoặc ôn đới. Những sinh vật giống như rắn này lành tính hơn so với họ hàng hung dữ của nó - cá lịch biển. Đuôi của cá chình rắn nhọn và sắc so với đuôi dẹt của cá lịch. Ngoài việc tự vệ, chiếc đuôi này còn là "máy đào hang" của cá chình rắn, giúp chúng trốn khỏi những loài săn mồi khác.

Khi bị ăn thịt, chúng sẽ sử dụng đuôi đâm chọc lung tung để thoát ra khỏi dạ dày kẻ tấn công, tuy tỉ lệ thành công không cao nhưng ít nhiều vẫn là cố gắng. Và chú cá chình kia đã vượt qua được cửa tử!

Nguồn: Ladbible

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại