Bất ngờ lên kế hoạch sửa đổi S-300, S-400, Nga hướng tới mục tiêu gì?

Vũ Thu Hương |

Bộ Quốc phòng Nga được cho là đã phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kho vũ khí S-300 và S-400 để mang đồng thời nhiều loại tên lửa khác nhau.

Theo Sputnik, lực lượng phòng không Nga được trang bị ít nhất 125 tiểu đoàn tên lửa S-300 và 69 tiểu đoàn tên lửa S-400. Đây vẫn là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trong kho vũ khí Nga cho đến khi tên lửa S-500 xuất hiện vào đầu năm sau.

Bộ Quốc phòng Nga được cho là đã phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kho vũ khí S-300 và S-400 để mang đồng thời nhiều loại tên lửa khác nhau nhằm tăng cường khả năng tấn công tầm xa và phòng thủ tầm ngắn có độ chính xác cao.

Bất ngờ lên kế hoạch sửa đổi S-300, S-400, Nga hướng tới mục tiêu gì? - Ảnh 1.

Các nguồn tin quân sự nói với tờ Izvestia của Nga rằng các hệ thống phòng không được cải tiến dự kiến sẽ "tăng cường hoàn toàn khả năng của hệ thống phòng không trong nước và cho phép tạo ra một hệ thống phòng thủ tiên tiến để đánh bại bất kỳ mục tiêu nào". Việc sửa đổi bệ phóng sẽ giúp tên lửa có thể thay đổi ngay lập tức.

Việc hiện đại hóa dự kiến sẽ áp dụng trên các hệ thống S-300 được sản xuất bắt đầu từ cuối những năm 80. Phiên bản S-300PM sẽ được trang bị thêm tên lửa phòng không nhỏ hơn, tầm ngắn hơn, bổ sung các loại đạn 48N6 và 40N6 giúp hạ gục các mục tiêu ở cự ly từ 150 đến 380 km.

Theo kế hoạch, một hoặc nhiều trong số 4 ống phóng lớn của S-300 sẽ được thay thế bằng 4 tên lửa 9M96 và 9M96M nhỏ hơn với tầm bắn từ 30 đến 120 km và có khả năng tiêu diệt mục tiêu đối phương ở độ cao từ 20 đến 35 km, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Tổ hợp này được cho là đã được thử nghiệm thành công gần đây tại Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu số 185 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ ở vùng Astrakhan, Nga.

Hệ thống phòng không S-400 cả phiên bản nội địa và xuất khẩu, được cho là đã có khả năng kết hợp đạn dược, chỉ cần sửa đổi một chút là có thể hoạt động được.

Tướng Aytech Bizhev, cựu Phó tư lệnh Hệ thống phòng không của Cộng đồng các quốc gia độc lập, nói rằng việc kết hợp các loại tên lửa phòng không cỡ nòng khác nhau trên một bệ phóng duy nhất sẽ giúp cho việc sử dụng chúng hợp lý hơn.

Bizhev khẳng định: "Cần có một hệ thống như vậy để tránh lãng phí đạn dược đắt tiền vào các mục tiêu ít quan trọng hơn. "Quyết định sử dụng loại tên lửa nào được đưa ra tùy thuộc vào tầm bắn và loại của mục tiêu.

Tại sao lại sử dụng đạn tầm xa ở cự ly 50 km nếu mục tiêu có thể bị bắn hạ bằng tên lửa cận chiến? Người ta cũng mong muốn có một số lựa chọn khác nhau để tiêu diệt máy bay hạng nhẹ hoặc máy bay ném bom chiến lược.

Trong trường hợp xảy ra một cuộc tập kích quy mô lớn, tên lửa thuộc mọi tầm bắn sẽ có ích. Về mặt kỹ thuật, một dự án như vậy không khó thực hiện. Hệ thống điều khiển giống nhau, chỉ khác động cơ và đầu đạn của tên lửa ", sĩ quan đã nghỉ hưu cho biết thêm.

Bất ngờ lên kế hoạch sửa đổi S-300, S-400, Nga hướng tới mục tiêu gì? - Ảnh 3.

Bizhev cho biết, việc triển khai các đầu đạn hoạt động không phụ thuộc vào radar trên các hệ thống S-300 cũ hơn sẽ cải thiện đáng kể xác suất tiêu diệt mục tiêu lên tới gần 99%.

Về phần mình, Tướng Alexander Gorkov, cựu lãnh đạo lực lượng phòng không của Nga, cho biết việc nâng cấp sẽ cho phép ngay cả một tiểu đoàn S-300PM hoặc S-400 cũng có thể xây dựng một hệ thống phòng không hiện đại, cho phép nó vừa bảo vệ được mục tiêu cần bảo vệ vừa có giá trị tấn công các mục tiêu khác như thành phố hoặc cơ sở quân sự từ đối phương.

Dù được phát triển vào cuối những năm 1960 nhưng tên lửa 9M96 gần đây mới bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn trong lực lượng phòng không và tên lửa này được cho là phù hợp để sử dụng trên cả tàu chiến lẫn máy bay.

Hiện tại, tên lửa này được trang bị trên cả S-350 Vityaz, hệ thống phòng không mới được chuyển giao hồi đầu năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại