Tiêm kích tàng hình F-22, F-35 bị Iran "săn đuổi", S-400 sẽ khiến người Mỹ ôm hận?

Trà Khánh |

Trước tên lửa S-400, tiêm kích tàng hình của Mỹ sẽ đánh mất đi lợi thế vốn có, thậm chí chúng sẽ trở thành mục tiêu bị phòng không Iran săn đuổi.

Trong một bài viết mới đây trên tờ National Interest, cây bút Kris Osborn cho rằng tiêm kích tàng hình F-22, F-35, thậm chí cả máy bay ném bom B-2 của Mỹ không còn an toàn khi thực hiện các nhiệm vụ ở Trung Đông.

Cũng theo cây bút của National Interest, Trung Đông không còn là môi trường tác chiến "lý tưởng" cho Không quân Mỹ, ngay cả các chiến đấu cơ tàng hình cũng có thể trở thành "con mồi" trước các thế lực thù đích với Washington trong khu vực.

Nhận định trên được ông Osborn đưa ra sau khi có thông tin Nga sẵn sàng bán các hệ thống phòng không tầm xa S-400 cho Tehran ngay sau khi lệnh cấm vũ khí của Liên hợp quốc (LHQ) đối với Iran kết thúc vào cuối tháng 10/2020.

Tiêm kích tàng hình F-22, F-35 bị Iran săn đuổi, S-400 sẽ khiến người Mỹ ôm hận? - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-400 trong diễn tập bắn đạn thật tại Astrakhan vào cuối tháng 9 vừa qua. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Trong một phỏng vấn với truyền thông vào đầu tháng 10, Đại sứ Nga tại Iran Levan Dzhagaryan cho biết Moscow "không có vấn đề gì" khi bán hệ thống phòng không S-400 cho Tehran, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

"Chúng tôi không sợ các mối đe dọa của Mỹ và Moscow sẽ thực hiện đúng cam kết của mình", Đại sứ Dzhagaryan nói với hãng thống Tasnim khi được hỏi về các hợp đồng vũ khí giữa Nga và Iran trước các lệnh cấm vận của Mỹ.

Chính sách "gây sức ép tối đa" của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Iran (từ năm 2018) có thể gây ra các hiệu ứng tiêu cực tác động ngược lại, nó không chỉ đẩy thỏa thuận hạt nhân 2015 đến bờ vực sụp đổ mà còn có thể khiến Tehran thúc đẩy kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ sau khi lệnh cấm vận của LHQ hết hiệu lực.

Vậy việc Iran sở hữu tên lửa S-400 sẽ tạo ra mối đe dọa nào cho tiêm kích tàng hình Mỹ?

Theo Osborn, dựa vào các hệ thống phòng không của Iran hiện tại (kể cả S-300PMU2) chúng chưa chắc là mối đe dọa của máy bay tàng hình Mỹ, nhưng nếu Tehran có được S-400 câu chuyện sẽ theo một chiều hướng khác.

Ở thời điểm hiện tại, S-400 vẫn là hệ thống phòng không mạnh nhất của Nga và được giới thiệu là có khả năng đánh chặn các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 hay cả các máy bay ném bom tàng hình như B-2.

Mặt khác, S-400 hoàn toàn có thể được Nga nâng cấp trong thời gian tới sau khi Moscow hoàn thành kế hoạch trang bị hệ thống phòng không S-500. Nhiều khả năng người Nga sẽ tập trung vào việc cải thiện khả năng xử lý dữ liệu giữa các khối điều khiển của S-400 giúp hệ thống phòng không này tác chiến hiệu quả hơn ngay cả khi phần cứng và đạn tên lửa không được nâng cấp.

Rõ ràng, nếu Iran quyết tâm mua S-400 họ sẽ chọn biến thể mới nhất tương tự như hợp đồng mua S-300PMU2 trước đó.

Ngoài ra, sự tồn tại của nhiều hệ thống phòng không tiên tiến có khả năng đánh chặn máy bay tàng hình trong khu vực (S-300, S-400) không chỉ tạo ra mối đe dọa cho người Mỹ mà cả Israel. 

Phòng không Nga diễn tập bắn đạn thật tên lửa S-400 trong cuộc tập trận Kavkaz-2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại