Sau 40 năm nỗ lực hiện đại hóa, QĐ Trung Quốc vẫn chưa khắc phục được "mắt xích" yếu nhất?

Hoài Giang |

Các nhà phân tích của trang War on the Rock cho rằng mặc dù nỗ lực để "vươn khỏi lục địa", quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc còn mất thêm nhiều năm nữa mới đạt mục tiêu.

Ngày 31/7, trang War on the Rock đăng tải bài viết: "People Win Wars: The PLA Enlisted Force, And Other Related Matters" (tạm dịch: Người dân sẽ thắng các cuộc chiến: Binh lính, hạ sĩ quan PLA và các vấn đề liên quan) của Marcus Clays và Dennis J.Blasko.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh, Washington và New Delhi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn của các nhà phân tích quân sự phương Tây đối với năng lực quân sự của Trung Quốc, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

"Mắt xích" yếu nhất của các lực lượng vũ trang Trung Quốc?

Enlisted Force (tạm dịch: binh lính và hạ sĩ quan) được cho là "mắt xích" yếu nhất trong quá trình hiện đại hóa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong nhiều thập kỷ. Kết quả là sau 40 năm hiện đại hóa, PLA vẫn là một đội quân với "xương sống" là lính nghĩa vụ.

Vào cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã quyết định xây dựng các Non-commissioned officer (NCO) - một hệ thống phân cấp nhân sự trong quân đội phương Tây mô tả tương đương với khái niệm "sĩ quan chuyên nghiệp" hoặc "chiến đấu viên".

Mặc dù PLA đã lên các kế hoạch khắc phục các vấn đề còn tồn tại và tăng khả năng "răn đe" bằng năng lực quân sự, nhưng Đại dịch Covid-19 đã khiến họ phải tạm hoãn các biện pháp mang đầy tham vọng trong nhiều thập kỷ.

Tuy vậy, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay không, các "mối quan hệ cá nhân và truyền thống" trong nội bộ PLA cũng sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch thay đổi nhân sự quan trọng này, thứ được cho là sẽ mất nhiều thời gian hơn so với tốc độ Trung Quốc "cho ra lò" vũ khí, khí tài mới.

Sau 40 năm nỗ lực hiện đại hóa, QĐ Trung Quốc vẫn chưa khắc phục được mắt xích yếu nhất? - Ảnh 1.

Tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc không tương xứng với tốc độ "cho ra lò" vũ khí mới?

Mặc dù cải cách của PLA có một số điểm tương đồng với Quân đội Mỹ và hứa hẹn giúp Bắc Kinh "vươn khỏi lục địa" thì các lực lượng vũ trang Trung Quốc vẫn tồn tại những khác biệt quan trọng, đặc biệt là về vấn đề nhân sự và huấn luyện.

Sau khi hoàn tất việc cắt giảm 300.000 người vào năm 2017, PLA hiện còn 2 triệu người bao gồm sĩ quan, "văn chức cán bộ" (các cán bộ phụ trách các công việc phi chiến đấu thuộc quân đội), NCO và lính nghĩa vụ.

Mặc dù Bắc Kinh không miêu tả chi tiết số lượng mỗi nhóm, dựa trên báo cáo rằng các sĩ quan chiếm phân nửa trong tổng số người bị cắt giảm, có thể ước tính rằng PLA có 450.000 (23%) sĩ quan và "văn chức cán bộ", 850.000 NCO (42%) và khoảng 700.000 lính nghĩa vụ (35%).

Hàng năm, khoảng 400.000 người sẽ tự nguyện nhập ngũ trong vòng 2 năm ở Trung Quốc. Một phần trong số họ gia nhập quân đội vì yêu nước, yêu thích môi trường quân ngũ hoặc đơn giản hơn là tìm kiếm một cơ hội để có được công việc ổn định trong tương lai.

Sau khi kết thúc huấn luyện, những người lính này sẽ được liệt kê là "Liệt binh" và tới năm thứ 2 họ trở thành "Thượng đẳng binh". Cuối thời gian thực hiện nghĩa vụ, binh sĩ sẽ lựa chọn xuất ngũ hoặc tình nguyện để trở thành NCO hoặc gia nhập học viện quân sự để trở thành sĩ quan.

Sau 40 năm nỗ lực hiện đại hóa, QĐ Trung Quốc vẫn chưa khắc phục được mắt xích yếu nhất? - Ảnh 2.

Hình minh họa.

NCO trong quân đội Trung Quốc hiện tại

Trước khi mở rộng hệ thống NCO vào năm 1999, lính nghĩa vụ Trung Quốc sẽ phải nhập ngũ trong 3 hoặc 4 năm và sau đó có thể tình nguyện phục vụ trong quân đội thêm 12 năm hoặc đến 35 tuổi. Theo quy định hiện tại, NCO có thể phục vụ trong vòng 30 năm hoặc cho đến 55 tuổi.

Ban đầu, PLA thiết lập 6 cấp bậc NCO, tuy nhiên vào năm 2009 họ đã bổ sung một cấp bậc NCO thứ bảy. Cấp bậc này được cho là cần thiết để đảm bảo việc các NCO có thể phục vụ lâu hơn trong những "công việc" đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng cao.

Việc phân bổ sĩ quan, NCO và lính nghĩa vụ không đồng đều giữa các quân, binh chủng. Nhìn chung hải quân và không quân có tỉ lệ sĩ quan và NCO cao hơn lục quân LNA.

Ví dụ, NCO chiếm hơn một nửa tổng số nhân sự trong hải quân và hơn 70% số nhân sự trên các tàu mặt nước và tàu ngầm. Không quân và các đơn vị tiên tiến khác cũng có số lượng lớn sĩ quan và NCO, và tương đối ít lính nghĩa vụ.

Về lý thuyết, việc giảm thiểu phụ thuộc vào lính nghĩa vụ khiến tàu chiến và máy bay chiến đấu có thể duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cao hơn.

Sau 40 năm nỗ lực hiện đại hóa, QĐ Trung Quốc vẫn chưa khắc phục được mắt xích yếu nhất? - Ảnh 3.

Tiêm kích J-20 trên đường băng của một tàu sân bay Trung Quốc.

Cải tiến trong huấn luyện

Từ đầu những năm 1990, tân binh nghĩa vụ sẽ gia nhập PLA vào tháng 11, huấn luyện cơ bản (trong 3 tháng) bắt đầu vào tháng 12 với 40% tổng thời gian huấn luyện dành cho công tác chính trị và 60 % cho huấn luyện kỹ năng.

Không như Mỹ, nơi binh lính được đào tạo tại các căn cứ huấn luyện chuyên trách và các huấn luyện viên chuyên nghiệp, các đơn vị PLA được huấn luyện ngay tại đơn vị bởi các sĩ quan và NCO từ các đơn vị "mẹ" (đơn vị cấp cao hơn).

Hệ thống này khiến trong những tháng mùa đông, các đơn vị "mẹ" sẽ thiếu một nửa quân số (khi lính nghĩa vụ đến thời gian xuất ngũ) cũng như thiếu hạ sĩ quan chỉ huy - một đội ngũ nhân lực quan trọng.

Nói cách khác, các đơn vị phụ thuộc vào lính nghĩa vụ như bộ binh, pháo binh, công binh, liên lạc, hậu cần chỉ còn duy trì nhân sự từ 70% tới dưới mức cho phép trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến công tác sẵn sàng chiến đấu.

Vào năm 2013, thời điểm nhập ngũ đã được PLA chuyển sang tháng 8 hàng năm và huấn luyện cơ bản bắt đầu vào tháng 9. Sau khóa huấn luyện cơ bản này, tân binh mới về đơn vị vào tháng 12.

Tại đây, họ tập trung vào kỹ năng cá nhân, tiểu đội, trung đội và đại đội trong vòng 4 tháng, sau đó đơn vị tăng quy mô và độ phức tạp của các bài tập trong "mùa huấn luyện" chủ yếu diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 hoặc tháng 11.

Sau 40 năm nỗ lực hiện đại hóa, QĐ Trung Quốc vẫn chưa khắc phục được mắt xích yếu nhất? - Ảnh 4.

Một người lính PLA vượt chướng ngại vật trong cuộc huấn luyện tại Trại Shek Kong ở Hong Kong năm 2019.

Mặc dù những người lính có thể được xuất ngũ vào tháng 9, nhưng ngày này không hoàn toàn cố định và có thể gia hạn nếu đơn vị của họ tham gia vào khóa huấn luyện quan trọng. Sự thay đổi nói trên được cho là đã giúp tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị.

Năm 2017, PLA đã "thí điểm" hợp nhất các khóa huấn luyện cấp đơn vị để tiến hành tại căn cứ huấn luyện. Các cán bộ có kinh nghiệm đã được lựa chọn từ nhiều đơn vị để chịu trách nhiệm đào tạo số lượng lớn tân binh.

Điều này đã giúp loại bỏ các bộ phận trực thuộc đơn vị chịu trách nhiệm huấn luyện tại cơ sở và có khả năng sẽ dẫn đến các tiêu chuẩn đào tạo phù hợp hơn trong toàn PLA.

Năm 2018, PLA đã mở rộng cách thức huấn luyện cơ bản với mục tiêu sau 3 tháng, tân binh được đào tạo chuyên nghiệp sẽ được cung cấp cho các đơn vị. Cách làm này, tương tự như việc huấn luyện lính Mỹ, sẽ giảm bớt gánh nặng cho các đơn vị quân sự.

Sau 40 năm nỗ lực hiện đại hóa, QĐ Trung Quốc vẫn chưa khắc phục được mắt xích yếu nhất? - Ảnh 6.

Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện cận chiến.

Kết luận

PLA đã tìm cách hiện đại hóa lực lượng của mình trong hai thập kỷ qua. Bắc Kinh cũng dần coi NCO là lực lượng "xương sống" và tin rằng việc nâng cao chất lượng của NCO sẽ làm "sâu sắc hơn" sự chuyên nghiệp và hiện đại hóa trong toàn PLA.

Theo thời gian, số lượng dân sự ký hợp đồng với PLA dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể, gián tiếp làm tăng cường năng lực chiến đấu của quân đội.

Truyền thông Trung Quốc thường nhấn mạnh rằng các cuộc chiến trong tương lai sẽ là thời của các "Squad Leader" (tạm dịch: tiểu đội trưởng / cấp chỉ huy thấp nhất trong quân đội) và NCO.

Các Squad Leader giờ đây được huấn luyện không chỉ là kĩ năng chỉ huy binh lính dưới quyền mà còn là khả năng phối hợp tác chiến cùng với các đơn vị hỗ trợ như pháo binh, máy bay.

Các đơn vị chiến đấu được trang bị xe tăng, xe bọc thép và các vũ khí hạng trung (súng máy và súng cối) dự kiến sẽ có từ 3 đến 4 NCO và lính nghĩa vụ.

Nói cách khác, các NCO cùng với các sĩ quan trong mô hình chiến đấu mới được coi là "chốt chặn cuối cùng", những người phải thành thạo về mặt chiến thuật, quyết đoán và có khả năng chủ động trên chiến trường.

Bất chấp những nỗ lực "ghép đôi" này, vị thế của NCO trong quân đội Trung Quốc được cho là thấp hơn sĩ quan do văn hóa và thành kiến. Nhiều sĩ quan và NCO vẫn chưa quen với việc "tương tác" với nhau.

Với các "mốc" để đạt được mục tiêu hiện đại hóa cho PLA là những năm 2035 và 2049, đây được cho là quãng thời gian đủ dài để một thế hệ binh lính và sĩ quan hoàn toàn mới có thể hoàn thiện nó.

Tuy nhiên, một số yếu tố ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh có những tác động tiêu cực nhất định và có thể kéo dài thời gian hơn nữa.

Tiến sĩ Marcus Clay là một nhà phân tích của Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASI) thuộc Không quân Mỹ.

Dennis J. Blasko là một cựu trung tá Quân đội Mỹ với 23 năm đảm nhiệm vị trí sĩ quan tình báo chuyên về Trung Quốc. Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là tùy viên quân sự ở Bắc Kinh và Hong Kong.

Khi hết nước trong khi tuần tra tại Tây Tạng, binh sĩ Trung Quốc phải ăn lương khô với tuyết. Đây là được đánh giá hành động nguy hiểm trên vùng núi cao vì có thể khiến thân nhiệt hạ thấp, gây chết người (Nguồn: Twitter).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại