Phi đội F-16, JF-17 của Pakistan gặp nguy trước sức mạnh Rafale từ Ấn Độ?

An Bình |

Văn phòng nước ngoài của Pakistan gần đây đưa ra một tuyên bố rằng việc Ấn Độ mua lại các máy bay phản lực hạt nhân Rafale là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Delhi đang tích lũy khả năng quân sự vượt quá nhu cầu an ninh của mình.

Việc các máy bay Rafale của Pháp đến với Ấn Độ đã mang lại sức mạnh lớn cho Không quân Ấn Độ (IAF). Được trang bị tên lửa không đối không có điều khiển ngoài tầm nhìn (BVRAAM), Rafales có thể tự hào là máy bay chiến đấu mạnh nhất châu Á hiện nay.

Điều này đã khiến Pakistan lo lắng. Văn phòng nước ngoài của Pakistan gần đây đưa ra một tuyên bố rằng việc Ấn Độ mua lại các máy bay phản lực hạt nhân Rafale là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Delhi đang tích lũy khả năng quân sự vượt quá nhu cầu an ninh của mình.

Pakistan nắm giữ lợi thế lâu năm

Năm ngoái, trong các cuộc đụng độ trên không dọc theo Đường kiểm soát ở Jammu và Kashmir giữa Không quân Ấn Độ và Pakistan, một máy bay phản lực MiG-21 của Ấn Độ đã bị bắn hạ bởi hệ thống không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 do Mỹ sản xuất - có thể được phóng từ máy bay phản lực F-16 do Mỹ chế tạo.

Ấn Độ cũng tuyên bố đã hạ một máy bay phản lực Pakistan – điều Islamabad bác bỏ. Nhưng Ấn Độ cũng đã bị "nóng mặt" khi Pakistan bắt giữ phi công MiG-21 (Abhinandan Varthaman) của Ấn Độ, người đã được đưa lên truyền hình Pakistan và sau đó được thả ra.

Điều thực sự khiến Không quân Ấn Độ bận tâm là việc Pakistan có thể bắn hạ một máy bay phản lực Ấn Độ từ khoảng cách rất xa. Các máy bay phản lực Ấn Độ có lẽ đã bị Pakistan nhắm mục tiêu bao gồm cả tiêm kích Sukhoi-30 MKI của Ấn Độ, thường chỉ tìm cách tránh được AMRAAM và không bao giờ có thể đánh trả.

Hoàn toàn mang tính phòng thủ và không thể thoát khỏi AMRAAM, những chiếc Sukhoi-30 MKI có thể tránh bị bắn hạ nhưng sau đó cũng không thể chống lại F-16 của Pakistan vì chúng đã lộ vị trí và tên lửa R-77 của Sukhoi-30 không đủ tầm bắn để thách thức các máy bay phản lực Pakistan.

Các nguồn tin của IAF đã xác nhận với NDTV rằng các tên lửa của Nga không tương xứng với tầm bắn được quảng cáo và không thể tiếp cận các mục tiêu ở cách xa hơn 80 km.

Các chuyên gia trò chuyện với EurAsian Times sau đó đã cho biết, AMRAAM đã vượt qua các máy bay phản lực Ấn Độ về mặt các tên lửa không đối không và F-16 của Pakistan đã tiêu diệt được các máy bay phản lực tốt nhất của Ấn Độ.

AMRAAM của F-16 Pakistan đã là một cái gai đối với Ấn Độ trong một thời gian dài. Mẫu AIM-120A/B đời đầu có tầm bắn lên tới 75 km. Nhưng vào năm 2010, Pakistan đã nhận được một lô AIM-120C-5, với tầm bắn 100 km.

Điều này cho phép các máy bay phản lực Pakistan bắn được các máy bay chiến đấu Ấn Độ ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Điều này buộc các máy bay phản lực Ấn Độ phải trốn tránh tên lửa thay vì nhắm vào F-16 của Pakistan. Thay vì là kẻ săn mồi, máy bay phản lực IAF trở thành con mồi.

Đọ sức Rafale và F-16

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy bay phản lực Rafale thế hệ 4 ++ đi cùng tên lửa BVRAAM, thì các máy bay phản lực của Pakistan bao gồm F-16 cùng tên lửa AMRAAM bị đe dọa trực tiếp. Các máy bay phản lực khác của Không quân Pakistan, bao gồm cả JF-17 cũng dễ dàng là đối tượng dễ bị tấn công nhất của Rafales.

Không giống như máy bay phản lực Rafale do Dassault Aviation sản xuất, tên lửa AMRAAM được sản xuất bởi MBDA và là công cụ thay đổi cuộc chơi cho IAF. Ngay cả những chiếc F-35 thế hệ thứ năm tàng hình mà (Không quân Hoàng gia) Anh đang vận hành cũng được trang bị tên lửa này.

BVRAAM được điều khiển bằng radar, trang bị hệ thống động lực sử dụng nhiên liệu rắn và hệ thống tên lửa ống dẫn.

Hệ thống động lực tên lửa ống dẫn của BVRAAM có khả năng điều tiết động cơ (kiểm soát sức mạnh động cơ) trong các giai đoạn bay khác nhau để nhắm tới mục tiêu. Hệ thống động lực trong một tên lửa không đối không tiêu chuẩn không có khả năng này.

Tính năng này mang lại cho BVRAAM khả năng tạo ra một "khu vực không có lối thoát" lớn nhất – trong đó mục tiêu không thể tránh thoát và có xác suất bị tiêu diệt rất cao. BVRAAM có tầm bắn 120km (so với 100 km của AMRAAM) cho phép nó vượt trội trong việc săn đuổi mục tiêu và tiêu diệt các mối đe dọa ở khoảng cách xa ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Theo các chuyên gia tại EurAsian Times, Islamabad không chỉ lo ngại về riêng loại máy bay phản lực này. Tên lửa AMRAAM cũng khiến F-16 bị đe dọa trực tiếp. Trong nhiều thập kỷ, Islamabad tự hào về sự vượt trội của F-16, nhưng Rafales của IAF đã lấy đi điều đó.

Những chiếc Rafale sẵn có sẽ là được đưa vào phục vụ tại Phi đội số 17 thuộc Không quân Ấn Độ - lực lượng còn được gọi là Mũi tên Vàng. Những chiếc Rafale còn thiếu dự kiến sẽ được giao vào cuối năm 2021.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại