Su-35 Nga cứng cựa: "Tử thần trên không" mang đến cơn ác mộng tồi tệ nhất lúc nửa đêm!

Bảo Lam |

Chiếc tiêm kích Su-35 của Nga tỏ ra "vô đối" bởi nó vượt trội hơn những chiến đấu cơ như EF-2000 Euro Typhoon và JAS-39 Gripen đang nỗ lực cạnh tranh với nó.

Su-35 là ông vua trong số các tiêm kích thế hệ 4!

So sánh những tính năng chiến đấu của các loại vũ khí, gồm cả những máy bay, là thú vui yêu thích không chỉ của "các anh hùng bàn phím", mà cả những chuyên gia, nhà báo quân sự, đặc biệt nếu như có liên quan tới một trận không chiến được giả định.

Hiện giờ, chiếc tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ của Nga, mà đã chạm trán với hai đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, đang nằm trong tâm điểm của sự chú ý. Chiếc tiêm kích Su-35 phải "chiến đấu" với các tiêm kích EF-2000 Eurofighter Typhoon và JAS-39 Gripen của Thuỵ Điển.

Lập tức cần phải lưu ý rằng "Su" đã "giành chiến thắng tuyệt đối" trước các đối thủ cạnh tranh.

Những người nước ngoài đầu tiên đã đánh giá các ưu điểm củạ Su-35 chính là ở Trung Quốc, quốc gia mà lực lượng không quân của họ đang sở hữu 24 chiếc tiêm kích loại này.

Vào tháng 1 năm ngoái, Quân đội Trung Quốc thậm chí còn tung một phi đội Su-35 tham gia vào cuộc tập trận quốc tế, với những đối tác của mình.

Để trả lời những mũi dùi chỉ trích của các nhà phân tích về việc Bắc Kinh đã có các tiêm kích J-20 thế hệ thứ 5 nhưng vẫn đi mua Su-35 từ Nga, giới quân sự Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã không nhận thức được tất cả các tính năng của dòng tiêm kích thế hệ 4++ này.

Một phi công Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng, "Su-35 là ông vua trong số các máy bay tiêm kích thế hệ 4".

Su-35 là "cơn ác mộng tồi tệ nhất lúc nửa đêm"

Khi bản hợp đồng cung cấp 24 chiếc máy bay tiêm kích của Nga cho Trung Quốc vừa hoàn tất, tạp chí The National Interest trong bài viết của mình đã gọi Su-35 là "cơn ác mộng tồi tệ nhất lúc nửa đêm" và "lý do khiến không quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương phải đau đầu".

Tajp chis Mỹ này lưu ý, các tiêm kích đa năng thế hệ 4 được mua của Nga sẽ tăng cường đáng kể khả năng tác chiến cho lực lượng không quân Trung Quốc.

Su-35 Nga cứng cựa: Tử thần trên không mang đến cơn ác mộng tồi tệ nhất lúc nửa đêm! - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-35 trong biên chế Không quân Trung Quốc.

Nhiều khả năng, chính nhận thức được những khả năng của Su-35 là nguyên nhân khiến Mỹ gây áp lực lên Indonesia, quốc gia đã ký hợp đồng mua 11 chiếc tiêm kích của Nga hồi đầu năm 2018 – cuối cùng Jakarta phải từ bỏ bản hợp đồng này vì sự cứng rắn của Washington.

Kinh nghiệm chiến đấu đã được Su-35 tích luỹ tại Syria, nơi mà 4 chiếc tiêm kích được đưa tới căn cứ không quân Khmeimim hồi tháng 2/2016. Chúng đã triển khai tuần tra chiến đấu và bảo vệ các máy bay cường kích rồi mới đây nhất là kết hợp thành đội hình chiến đấu dưới sự chỉ huy của tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ thứ 5.

Chính việc triển khai thành công Su-35 tại Syria là lý do để chiếc tiêm kích nhận được sự quan tâm sát sao trên thị trường vũ khí thế giới - Ai Cập, Malaysia và Ấn Độ đã để mắt tới nó.

Dehli (lực lượng không quân Ấn Độ đang sở hữu 242 chiếc Su-30MKI) hiện giờ đang mở gói thầu mua 114 tiêm kích đa năng, đối thủ cạnh tranh chính của Su-35 trong chương trình này là tiêm kích F-15EX của Mỹ.

Đẳng cấp là mãi mãi

Danh tiếng của chiếc Su-35, hiện có 90 chiếc trong biên chế của Không quân Nga, là không tồi chút nào, và giờ đây, điều này lại được khẳng định một lần nữa. Các phóng viên quân sự của tạp chí The National Interest đã so sánh Su-35 và EF-2000 Euro Typhoon.

"Eurofighter Typhoon" cũng là dòng tiêm kích thế hệ thứ 4 và đang có mặt trong lực lượng không quân Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Áo, Ả Rập Xê Út và Oman - tổng cộng 562 chiếc.

Chuyên gia Dave Majumdar, khi hồi tưởng về các cuộc tập trận của Su-35 và Eurofighter Typhoon của Anh, đã lưu ý rằng những cỗ máy của Nga gây ấn tượng đặc biệt tốt đối với các phi công Anh.

Ông trích dẫn cụ thể lời của chỉ huy phi đội tiêm kích số 3, Đại tá không quân Chris Moon, đã tuyên bố rằng Su-35 là "chiếc máy bay tuyệt vời, và được không chiến cùng với nó trên 'Typhoon' của chúng ta đó là một đặc ân".

Bên cạnh đó, cả hai chiếc tiêm kích có những tính năng ngang nhau, nhưng kết quả của các bài diễn tập kiểm tra cho thấy Su-35 đã thắng Typhoon của Anh với "tỷ số tuyệt đối" 12:0.

Su-35 Nga cứng cựa: Tử thần trên không mang đến cơn ác mộng tồi tệ nhất lúc nửa đêm! - Ảnh 4.

Tiêm kích Su-35 chiến thắng tuyệt đối trước EF-2000 của phương Tây.

Theo chia sẻ của chuyên gia quân sự, ưu điểm chính của Su-35 là khả năng điều khiển tuyệt hảo của nó ở vận tốc thấp, nhờ đồng cơ điều khiển vector lực đẩy, thứ làm cho những mặt mạnh của "Typhoon" trở thành tầm thường.

Bên cạnh đó, các máy bay của Nga dễ điều khiển và có độ ổn định tốt hơn, dù chúng không phải sở hữu radar và giao diện phi công-buồng lái tốt nhất" nhưng, trong trận chiến thực tế, Su-35 sẽ giành chiến thắng.

Chiếc tiêm kích của Nga có tải trọng vũ khí lớn - gần 9 tấn đạn dược, còn của Eurofighter Typhoon chỉ là 6,5 tấn.

Nếu để ý thêm tới những so sánh của hai cỗ máy này, thì cả khoảng cách phát hiện các mục tiêu của Su-35 cũng tốt hơn hẳn so với của Typhoon.

Nếu như chiếc máy bay của châu Âu nhìn xa 300km, thì "Su" có thể nhìn tới tận 400km, nhờ việc được trang bị radar với ăng-ten lưới mảng pha thụ động. Ngoài ra, Su-35 khác so với Eurofighter Typhoon, sở hữu khả năng cảnh báo về tên lửa được phóng ra để giúp phi công có thời gian tránh được cuộc tấn công.

Tóm lại, tạp chí Mỹ cho rằng cả hai chiếc tiêm kích ngang bằng nhau, còn trong trận chiến thực sự, nhiều khả năng, sẽ được quyết định bởi trình độ của phi công. Các chuyên gia phân tích đã bỏ qua một điểm quan trọng - giá thành của các máy bay.

Eurofighter Typhoon có mức giá 120 triệu Euro/chiếc, Su-35 có giá không quá chỉ bằng chưa tới một nửa, trong khi cả hai chiếc máy bay có những tính năng kỹ chiến thuận gần tương đương nhau.

"Vấn đề giá" của chiếc tiêm kích châu Âu đã biến thành nguyên nhân của một vụ bê bối - Bộ trưởng Quốc phòng Áo hồi năm 2017 đã đệ đơn lên toà án kiện Tập đoàn Eurofighter và công ty Airbus lừa đảo và cố tình gây hiểu lầm!

Theo khẳng định của Ngài Bộ trưởng, quyết định mua các tiêm kích này xuất phát từ những thông tin giả mạo về chi phí vận hành và nâng cấp, mà được coi là đắt đỏ tới mức không thể thanh minh được.

Áo dự kiến trong giai đoạn 2020-2023 sẽ đưa ra khỏi biên chế tất cả 15 chiếc "Typhoon" hiện có. Để thay thế, Vienna đang cân nhắc F-16 và SAAB JAS-39 Gripen của Thuỵ Điển.

Với Gripen, Su-35 cũng phải "cạnh tranh bằng sức mạnh". Bộ Quốc phòng Thuỵ Điển định vị JAS-39 Gripen như chiếc tiêm kích siêu nhanh và như "một kẻ tiêu diệt các máy bay 'Su' của Nga" và là "đối thủ cạnh tranh chính" của Su-30 và Su-35.

Hai năm trước, người Thuỵ Điển cũng cố gắng đưa chiếc tiêm kích của mình ra cạnh tranh với Su-57 của Nga, tuy nhiên chiếc tiêm kích-cường kích-trinh sát (viết tắt là JAS) rõ ràng không thể đạt tới đẳng cấp thế hệ thứ 5, thậm chí cả sau khi được nâng cấp lên thành JAS-39Е Gripen.

Su-35 Nga cứng cựa: Tử thần trên không mang đến cơn ác mộng tồi tệ nhất lúc nửa đêm! - Ảnh 5.

Tiêm kích Su-35 Nga vs JAS-39 Thụy Điển.

Chiếc máy bay này, ngoài lực lượng không quân Thuỵ Điển (gần 100 chiếc), còn một loạt các quốc gia như Hungari, Séc, Nam Phi và Thái Lan đang khai thác tổng cộng 57 chiếc.

Có khả năng, nó sẽ được xuất khẩu sang một vài nước khác nhờ giá thành khá thấp - 48 triệu USD, tuy nhiên Thuỵ Sĩ cũng đã từ chối mua tiêm kích của Thuỵ Điển. Dường như hiện giờ JAS-39 Gripen được cử đến để "so tài" với Su-35 của Nga nhằm mục đích quảng bá.

Chiếc tiêm kích-cường kích-trinh sát của Thuỵ Điển đã không thể sánh bằng. "Gripen" thua "Su" trong tất cả các tiêu chí, còn khi tham gia một trận không chiến giả định, thì nó đã thất bại hoàn toàn trong những trận đối đầu ở mọi độ cao.

Trang thông tin Avia. Pro của Nga trong bài viết của mình đã trích dẫn tuyên bố của thiếu tá phi công Nga, ông Andrei Krasnoperov, về vấn đề này.

"Người Thuỵ Điển có thể nói các kiểu về công suất của chiếc máy bay này. Họ đơn giản chỉ muốn quảng cáo nó để bán được giá cao. Gripen không có vòi phun (động cơ) điều khiển được hướng. Su-35 thì có. Điều đó có nghĩa gì? Chiếc máy bay của chúng ta có thể đột ngột dừng lại trên không và quay xung quanh trục của mình.

Có nghĩa là Su-35 có khả năng thay đổi quỹ đạo bay trong nháy mắt. Về khía cạnh triển khai không chiến - đó là điểm mang ý nghĩa rất quan trọng. Su-35 'bốc đầu' hãm tốc cực nhanh còn, Gripen thì phóng thẳng qua và ngay lập tức rơi vào tầm ngắm của chiếc máy bay Nga. Còn phải nói thêm điều gì ở đây nữa?", chuyên gia Nga tuyên bố.

Đúng là không có gì để nói ngoài việc Su-35 không phải tình cờ mà trở thành chiếc tiêm kích chủ lực của lực lượng không quân Nga và có thể cạnh tranh sòng phẳng trong dòng tiêm kích này với những sản phẩm tương tự của các nước phương Tây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại