Tiêm kích J-10C Trung Quốc thắng Su-35 Nga, tin được không?

Anh Minh |

Các bản tin gần đây từ truyền thông Trung Quốc và một số nhà bình luận quốc phòng đã đề cập cuộc đối đầu giả lập, khi các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ của Nga chống lại các tiêm kích J-10C của Trung Quốc cùng thế hệ.

Các cuộc tập trận cùng sự tham gia của một tiêm kích Trung Quốc khác là J-16 cũ hơn một chút. Kết quả là chiến thắng áp đảo cho các máy bay Trung Quốc, điều này đặc biệt gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích, nhất là trường hợp của tiêm kích J-10C.

Su-35 là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng hai động cơ, và bên cạnh máy bay đánh chặn MiG-31BSM và máy bay chiến đấu tấn công Su-34, nó tạo thành tinh hoa của Không quân Nga ngày nay.

Ngược lại, J-10C là một tiêm kích hạng nhẹ với một động cơ duy nhất được thiết kế nhằm có chi phí vận hành thấp hơn so với các thiết kế hạng nặng ưu tú như máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-11D – đối thủ trực tiếp của Trung Quốc với dòng Su-35.

Kích thước lớn hơn của Su-35 cho phép nó mang một radar nặng hơn và gấp đôi số lượng tên lửa, lực đẩy của động cơ cũng gấp đôi so với J-10C chỉ có một động cơ WS-10B do Trung Quốc sản xuất, theo Military Watch.

Một đánh giá toàn diện về hai máy bay chiến đấu và khả năng của chúng có thể đưa ra một số căn cứ về việc J-10C sẽ ra sao nếu được mang so với một máy bay Nga cùng thế hệ và có trọng lượng lớn hơn nhiều. Các cuộc giao chiến giả lập được nói là diễn ra trong hai chế độ trong và ngoài tầm nhìn của phi công, và trong cả hai trường hợp, công nghệ tên lửa có khả năng là chìa khóa.

Đối đầu trong tầm nhìn, Su-35 có tên lửa R-73, một thiết kế tầm ngắn thời Chiến tranh Lạnh được cải tiến với các khả năng đáng nể nhưng theo Military Watch, chưa thể gọi là xuất sắc.

Về phần mình, J-10C có tên lửa PL-10 cho các cuộc giao chiến tầm gần, một vũ khí được đưa vào sử dụng từ năm 2018 và được coi là một trong những loại tên lửa tầm ngắn tốt nhất thế giới. Nó được nói là không chỉ có tầm bắn xa hơn và dễ điều khiển hơn R-73, mà các biện pháp đối phó của nó còn tinh vi hơn, cảm biến mạnh hơn.

Phi công J-10C được nói là cũng có thể sử dụng các màn hình hiển thị trên mũ trên mũ bay để nhắm bắn mục tiêu ở các góc tấn khó khăn. Thực tế là cả J-10C và Su-35 đều có tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng tương tự, và cả hai đều có động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, có nghĩa là chúng xấp xỉ nhau về khả năng cơ động.

Và trong trường hợp này, chất lượng của tên lửa có khả năng trở thành yếu tố quyết định. J-10C là một trong hai loại máy bay chiến đấu không phải của Nga có khả năng cơ động được tăng cường nhờ động cơ vectơ lực đẩy, và là loại duy nhất có vectơ lực đẩy ba chiều. Trung Quốc được cho là đã phát triển động cơ vectơ lực đẩy ba chiều dựa trên các công nghệ của Nga khi mua Su-35.

Trong cuộc đối đầu ngoài tầm nhìn, trong khi Su-35 có một radar lớn hơn nhiều, radar trên J-10C được cho là tinh vi hơn và sử dụng công nghệ mảng quét điện tử chủ động (AESA) trái ngược với công nghệ quét mảng thụ động trên radar của máy bay chiến đấu Nga. Điều này có nghĩa là tín hiệu hiển thị radar của J-10 sẽ thấp hơn đáng kể.

Xem xét yếu tố tên lửa không đối không, đây dường như là lĩnh vực mà J-10C có lợi thế đáng kể nhất. Su-35 triển khai tên lửa không đối không tầm xa R-27ER và R-77. R-27 dựa trên thiết kế của Liên Xô từ những năm 1980, và trong khi tầm bắn 130km được xem là rất ấn tượng, nó không có radar chủ động hoàn toàn, nghĩa là phi công phải hướng máy bay tới mục tiêu trong suốt quá trình tên lửa bay tới đích.

R-77 là một thiết kế mới hơn, được xuất khẩu từ những năm 1990 nhưng chỉ được Không quân Nga triển khai từ năm 2014. Tên lửa được trang bị radar chủ động, nhưng có tầm bắn ngắn hơn, 110km. Khả năng của nó gần tương tự như PL-12 và AIM-120C của Trung Quốc - mặc dù vượt trội hơn so với cả hai loại này.

Trong khi tên lửa không đối không trang bị cho Su-35 chỉ ở mức tầm tầm, J-10C được trang bị loại tên lửa không đối không tầm xa PL-15 mà theo các chuyên gia Trung Quốc, là loại tiên tiến nhất thế giới. Tên lửa được đưa vào sử dụng vào khoảng năm 2018 và được triển khai trên các máy bay chiến đấu J-20, J-10C và J-16, cũng như các biến thể nâng cấp của J-11B là J-11BG.

PL-15 có tầm bắn 250 đến 300km, có nghĩa là một chiếc J-10 có thể phóng nhiều tên lửa về phía Su-35 trước khi nó bị tấn công. Tuy nhiên, quan trọng hơn tầm bắn của nó, PL-15 là lớp tên lửa không đối không tầm xa duy nhất tự tích hợp radar AESA, và dù đắt đỏ, nó cũng khiến tên lửa trở nên đáng tin cậy và khó bị gây nhiễu hơn.

Mặc dù Su-35 tương thích với các tên lửa R-37M, có tầm bắn xa hơn 400km và nhanh hơn PL-15, nhưng chúng chưa được cung cấp cho Su-35 được bán cho Trung Quốc. Mặc dù có tầm bắn xa hơn, R-37M thiếu radar AESA khiến nó dễ bị nhiễu hơn đáng kể so với PL-15, và được cho là có khả năng điều khiển thấp hơn nhiều.

Nhìn vào hiệu suất bay, Su-35 nhanh hơn một chút và có thể tấn công từ độ cao cao hơn, điều này mang lại lợi thế đặc biệt ở cự ly gần. Mặc dù không ảnh hưởng đến hiệu suất chiến đấu, Su-35 cũng có độ bền cao hơn nhiều so với J-10C vì hầu như luôn luôn là trường hợp của các máy bay chiến đấu từ phạm vi trọng lượng rất cao của nó, có nghĩa là nó có thể ở trên không lâu hơn và tuần tra trên các khu vực rộng hơn.

Độ bền cao, với khung thân cho một máy bay hạng nặng cũng có nghĩa là Su-35 rất phù hợp để mang theo kho vũ khí lớn và có thể triển khai tới 14 tên lửa không đối không trong khi J-10C chỉ mang được 6 tên lửa.

Mặc dù trên trận chiến giả lập, Su 35 có vẻ thua sút J-10C nhưng cần nhắc lại rằng đây là cuộc chiến trên máy tính, dựa trên tính năng của các tiêm kích Su-35 Nga xuất khẩu cho Trung Quốc.

Nga, vốn sợ nạn sao chép của Trung Quốc, luôn có bước đi đề phòng. J-10C đem đối đầu với Su-35 trong không quân Nga, được trang bị các tên lửa tiên tiến hơn nhiều và có tính năng cao hơn Su-35 Trung Quốc thì câu chuyện hoàn toàn khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại