Loài cá chình rắn 'rạch bụng' kẻ săn mồi để tìm về tự do nhưng rồi vẫn kẹt lại bên trong đến lúc chết

RYANKOG |

Tình huống tuyệt vọng thường dẫn đến các biện pháp tuyệt vọng - khi chiến đấu để sinh tồn, con cá chình rắn không có nhiều lựa chọn.

Tình huống tuyệt vọng thường dẫn đến các biện pháp tuyệt vọng - khi chiến đấu để sinh tồn, con cá chình rắn không có nhiều lựa chọn.

Cá chình rắn thuộc họ Ophichthidae với hơn 200 loài được tìm thấy trên khắp thế giới, chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới hoặc ôn đới. Những sinh vật giống như rắn này lành tính hơn so với họ hàng hung dữ của nó, cá lịch biển.

Đuôi của cá chình rắn nhọn và sắc so với đuôi dẹt của cá lịch. Chúng sử dụng đuôi của để chui ngược xuống đáy biển, tạo ra một cái hang bảo vệ.

Loài cá chình rắn rạch bụng kẻ săn mồi để tìm về tự do nhưng rồi vẫn kẹt lại bên trong đến lúc chết - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đã báo cáo trường hợp cá chình rắn đầu tiên ở vùng biển Úc “rạch dạ dày” của những kẻ săn mồi đã nuốt chúng để "tìm kiếm tự do".

Kết quả thực sự khủng khiếp. Những hình ảnh bên dưới khá "nhạy cảm", bạn nên lướt qua nếu không chịu được cảnh máu me.

Bị mắc kẹt trong khoang ruột và không thể đào sâu hơn, những con cá chình rắn bị kẹt trong cơ thể loài săn mồi và dần dần bị “xác ướp hoá" bên trong, kẻ săn mồi đa phần sẽ tiếp tục với cuộc sống bình thường mà không bị ảnh hưởng bởi việc làm trong thời khắc tuyệt vọng của con mồi.

Loài cá chình rắn rạch bụng kẻ săn mồi để tìm về tự do nhưng rồi vẫn kẹt lại bên trong đến lúc chết - Ảnh 2.

Cá chình rắn (thuộc họ Ophichthidae) được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới; dù những sinh vật này rất đa dạng, nhưng khoa học vẫn chưa biết nhiều về chúng.

Từ Bahamas đến Florida, tây bắc Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải, hiếm khi nhìn thấy những con cá chình rắn này kẹt trong khoang ruột của những kẻ ăn chúng.

Thu thập 11 loài cá săn mồi từ một số địa điểm khác nhau trên khắp nước Úc, các nhà nghiên cứu tại một số tổ chức khác nhau đã tìm thấy bảy con cá chình rắn bên trong - đây là lần đầu tiên việc này được ghi nhận tại Úc.

Tuy nhiên, khi lươn vượt qua lớp lót dạ dày mềm của kẻ săn mồi, việc thoát ra sẽ khó khăn hơn nhiều.

Dù các nhà nghiên cứu ở Úc nói với The Guardian rằng họ đã giả phẫu một con cá và tìm thấy một con cá chình rắn vẫn còn sống, quằn quại, nhưng thật khó để nói liệu có con nào đã may mắn thoát khỏi bụng của kẻ săn mồi chỉ bằng cái đuôi của chúng chưa.

Có lẽ chúng phải nhìn thấy để có thể tin được, và thật không may, cá chình rắn rất ít được nghiên cứu. Rõ ràng vẫn còn rất nhiều để tìm hiểu về những điều kỳ diệu của tự nhiên.

Tham khảo: ScienceAlert


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại