Tên lửa "bán chẳng ai mua" nhưng Trung Quốc vẫn khoe FD-2000 tốt hơn cả S-400 Nga!

Tú Anh |

Truyền thông Trung Quốc gần đây đã công khai chỉ trích hiệu suất kém cỏi của các tên lửa S-300 và S-400 Nga ở Syria và thẳng thừng cho rằng Syria nên mua FD-2000 của nước này.

Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ, Trung Quốc đã từng bước thay thế các hệ thống phòng không của Nga bằng những tổ hợp cho chính nước này chế tạo. Sản phẩm mới nhất là hệ thống tên lửa tầm xa HQ-9B.

Trung Quốc luôn tự hào khoe rằng các máy tính và hệ thống điện tử của HQ-9 vượt trội hơn so với S-300 của Nga với lập luận HQ-9 được phát triển muộn hơn một thập kỷ so với phiên bản S-300 đầu tiên và Bắc Kinh có ngành công nghiệp điện tử và máy tính tiên tiến hơn Nga.

Hiện nay, phần lớn các hệ thống phòng không tầm xa mà Trung Quốc trang bị là HQ-9 và nước này cũng đã thu hẹp tỷ lệ sử dụng S-300 và S-400. Năm 2015, khoảng 1/4 hệ thống phòng không của Trung Quốc có xuất xứ từ Nga nhưng con số này hiện nay chỉ còn khoảng 10%.

Ban đầu, HQ-9 là một hệ thống có khả năng kém hơn nhiều, ít nhất là trên lý thuyết. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ phát triển và nâng cấp, hệ thống này được cho là đã có những ưu điểm tốt hơn nhờ dữ liệu “đánh cắp” từ các hệ thống tương tự của Mỹ và Nga.

Radar của HQ-9 rõ ràng được sao chép từ nhiều công nghệ sử dụng cho hệ thống S-300 Nga. Bản thân HQ-9 cũng có rất nhiều điểm giống với hệ thống Patriot của Mỹ.

Phiên bản HQ-9 đầu tiên có tầm bắn tối đa khoảng 100km, nặng 1,3 tấn và trang bị đầu dò tên lửa thụ động. Trong khi đó, Patriot nặng một tấn (với phiên bản tầm bắn 70km) và chỉ 1/3 tấn, đối với phiên bản chống tên lửa tầm bắn 20 km. Tên lửa S-300 nặng 1,8 tấn và có tầm bắn 200km.

Tên lửa bán chẳng ai mua nhưng Trung Quốc vẫn khoe FD-2000 tốt hơn cả S-400 Nga! - Ảnh 1.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9). Ảnh: Times of Islamabad

FD-2000, phiên bản xuất khẩu của HQ-9, được cho là đã loại bỏ khá nhiều các thiết bị đánh cắp từ các hệ thống của Mỹ và Nga. Điều này làm giảm bớt khả năng tác chiến của FD-2000 một chúng nhưng lại đối phó tốt hơn với các vụ kiện về công nghệ đánh cắp.

HQ-9 hiện đang sử dụng tên lửa có tầm bắn 200km hoặc 300km. HQ-9 cũng là hệ thống di động và radar tìm kiếm (thường là Type 120) được vận chuyển bởi một xe tải hạng nặng, có thể được đưa vào sử dụng trong vòng 15 phút.

Type 120 có phạm vi phát hiện tối đa 300km. Trung Quốc có kế hoạch bán HQ-9 và radar Type 120 riêng rẽ khi xuất khẩu. Năm 2013, phiến quân đã chiếm giữ được một hệ thống radar Type 120 ở Syria (không có HQ-9).

Kể từ cuối năm 2019, truyền thông Trung Quốc đã công khai chỉ trích hiệu suất kém cỏi của các tên lửa S-300 và S-400 Nga ở Syria và thẳng thừng cho rằng Syria nên mua FD-2000 của nước này.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã không gặt hái được thành công trong việc tìm kiếm khách hàng cho FD-2000. Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Iraq tỏ ra quan tâm nhưng chưa bao giờ đặt hàng.

Năm 2016, Iraq dường như đã đồng ý chi 2,5 tỷ đô la để mua một lữ đoàn FD-2000 của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng sẵn sàng cung cấp tín dụng để Iraq có thể thanh toán chậm trong một thời gian. Năm 2015, Iraq đã từng mua vũ khí tiên tiến từ Trung Quốc, đó là máy bay không người lái (UAV) CH-4, một hệ thống rất giống với UAV Predator của Mỹ.

Thế nhưng, Iraq đã không xúc tiến việc mua FD-2000 do vấp phải sự phản đối từ Mỹ, Ả Rập Saudi và Iran. Không một quốc gia nào trong số này muốn Iraq sở hữu hệ thống phòng không hiệu quả nếu đúng như Trung Quốc từng ca ngợi.

Mặc dù HQ-9 chưa từng được thử nghiệm chiến đấu nhưng Trung Quốc vẫn đang cố gắng tuyên truyền rằng hệ thống này của họ vượt trội hơn so với S-300 và S-400 của Nga.

Truyền hình Trung Quốc giới thiệu về hệ thống tên lửa tầm xa FD-2000

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại