9 năm sau "cuộc cách mạng", cơn thịnh nộ của Sư đoàn 4 VBCH sắp quét sạch tây nam Syria?

Hoài Giang |

Daraa được đánh giá là "cái nôi" của cuộc nổi dậy Syria do thành phố này là nơi đầu tiên nổ ra biểu tình phản đối chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad vào năm 2011.

Mới đây, trung tâm phân tích Trung Đông thuộc tổ chức Carnegie đã đăng tải bài phỏng vấn chuyên gia Armenak Tokmajyan có nhan đề "A Gathering Storm in Syria’s Volatile Southwest?" (tạm dịch: Cơn bão đang hình thành ở khu vực tây nam đầy biến động của Syria?).

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều tín hiệu cho thấy một chiến dịch quân sự lớn của lực lượng chính phủ Syria sắp diễn ra tại khu vực tây nam nước này, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Sau 2 năm, tại sao QĐ Syria lại phải tăng viện ở vùng đã giải phóng?

Vào ngày 4/5/2020, thi thể của 9 cảnh sát đã được phát hiện tại thị trấn Tafas, ở miền nam Syria, tỉnh Daraa.

Hung thủ Qasem al-Subaihi, một cựu chỉ huy phiến quân và hiện đang là "cộng tác viên" của lực lượng an ninh tuyên bố vụ giết người hàng loạt này là để trả thù cho cái chết của con trai và con rể trước đó - vụ việc mà anh ta cáo buộc là do quân chính phủ thực hiện.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy các cảnh sát xấu số đã không tham gia vụ việc nói trên.

Gần như toàn bộ những nhân vật "có máu mặt" ở Daraa đã phản ứng bằng cách lên án hành động giết người hàng loạt và từ chối bảo trợ cho chính Subaihi.

Theo truyền thống của các bộ lạc địa phương, điều này đồng nghĩa với việc tất cả các hành động của hung thủ đều không nhận được sự ủng hộ của gia tộc mình.

Chính phủ Syria đã phản ứng rất mạnh và tuyên bố sẽ đưa toàn bộ các khu vực "an ninh lỏng lẻo" ở tây nam nước này trở lại dưới sự kiểm soát của lực lượng an ninh.

Những ngày sau đó chứng kiến hàng đoàn quân tiếp viện cho thấy Damascus đang sử dụng vụ việc như một cái cớ để tái áp đặt sự kiểm soát trong khu vực, điều mà họ chưa thể đạt được trong chiến dịch quân sự 2 năm về trước.

9 năm sau cuộc cách mạng, cơn thịnh nộ của Sư đoàn 4 VBCH sắp quét sạch tây nam Syria? - Ảnh 1.

Bản đồ cho thấy của các khu vực tự quản ở Daraa, Syria với Cao nguyên Golan nằm ở phía trái bản đồ.

Quy mô của chiến dịch quân sự ở miền nam Syria

Nguy cơ nổ ra một cuộc đụng độ vũ trang được các nhà phân tích đánh giá là "chưa từng có" ở tây nam Syria kể từ mùa hè 2018, khi về mặt hình thức chính phủ Damascus đã giành lại quyền kiểm soát khu vực nhưng tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn tại Daraa.

Để ví dụ, có thể kể tới hoạt động quân sự của quân chính phủ nhằm tái thiết lập cơ cấu tổ chức chính quyền tại khu vực thành phố al-Sanamayn vào tháng 3/2020.

Tuy nhiên cuộc đụng độ lần này có rất nhiều khác biệt.

Đầu tiên: Dựa vào quy mô của lực lượng tiếp viện, nó cho thấy dấu hiệu của một hoạt động quân sự lớn có thể sắp diễn ra và có thể sẽ không chỉ giới hạn tại Tafas.

Thứ hai: Từ năm 2018 tới nay, việc các lực lượng chính phủ không hiện diện tại khu vực thị trấn Tafas là do một thỏa thuận "hòa giải" được trung gian bởi người Nga. Moscow vẫn đang thể hiện rằng họ sẽ tiếp tục cam kết bảo vệ thỏa thuận.

Thứ ba: các nhóm phiến quân ở Tafas và các khu vực xung quanh được vũ trang tốt hơn nhiều so với al-Sanamayn, nếu đụng độ diễn ra, chắc chắn chiến thắng sẽ không đến một cách dễ dàng với quân chính phủ.

9 năm sau cuộc cách mạng, cơn thịnh nộ của Sư đoàn 4 VBCH sắp quét sạch tây nam Syria? - Ảnh 2.

Việc một lượng lớn phiến quân di dời lên miền bắc Syria sau thỏa thuận hòa giải ở Daraa vào năm 2018 khiến những nhóm ở lại kho có khả năng chống cự lâu dài trước một cuộc tấn công của quân chính phủ.

Người Nga liệu có "bỏ quên" miền nam Syria?

Bằng cách đứng ra trung gian và cam kết việc thực thi các thỏa thuận "hòa giải" ở tây nam Syria, người Nga đã giúp chính phủ Damascus trở lại Daraa, nơi được coi là "cái nôi" của cuộc cách mạng năm 2011.

Hiện trong hàng ngũ những người đối lập đang chia rẽ khi một số cáo buộc Moscow không đủ chủ động để chống lại "âm mưu" của Damascus, còn một số người khác thì cho rằng người Nga vẫn giữ nguyên cam kết, nhưng cách thức thực hiện của họ là khác nhau tùy theo từng địa phương.

Tuy nhiên, nhiều khả năng người Nga đang "mắc kẹt" trong một yêu cầu tiên quyết của các thỏa thuận đó là việc hạn chế chính phủ Syria tại một số nơi - yếu tố cũng sẽ ảnh hưởng tới các nước láng giềng Israel và Jordan khi lo ngại rằng Iran có thể theo chân họ thâm nhập khu vực.

9 năm sau cuộc cách mạng, cơn thịnh nộ của Sư đoàn 4 VBCH sắp quét sạch tây nam Syria? - Ảnh 3.

Quân cảnh Nga đang nỗ lực thực hiện vai trò trung gian hòa giải giữa quân chính phủ và các nhóm đối lập địa phương ở Daraa.

Các hành động can thiệp để giảm căng thẳng leo thang đang thể hiện rõ ràng cam kết của người Nga. Các cuộc đàm phán đang diễn ra với trung gian của Nga là dấu hiệu cho thấy Moscow không ủng hộ cho giải pháp quân sự của Damascus.

Họ có thể đang làm những gì việc họ đã thành công trong quá khứ, cụ thể là ngăn chặn xung đột và tìm cách "hạ nhiệt" tình hình thông qua những nhượng bộ mang tính biểu tượng trong khu vực cho chính phủ Syria.

Một kịch bản khác có thể cũng đang trong suy tính của Moscow là mặc dù họ muốn tránh một cuộc đối đầu quân sự, nhưng việc họ "nhắm mắt làm ngơ" để lực lượng chính phủ tăng cường là nhằm mục đích ép phe đối lập phải nhượng bộ nhiều hơn.

Một khả năng nữa là người Nga có thể đang tìm cách biến cuộc khủng hoảng hiện tại thành cơ hội chiêu mộ cựu phiến quân vào các đơn vị thân Nga thuộc Quân đội Arab Syria (SAA), ví dụ như Quân đoàn 5.

9 năm sau cuộc cách mạng, cơn thịnh nộ của Sư đoàn 4 VBCH sắp quét sạch tây nam Syria? - Ảnh 4.

Việc nối lại giao thông trên tuyến cao tốc chiến lược M5 từ Aleppo tới cửa khẩu Nasib hiện chỉ còn "vướng mắc" duy nhất là tình hình an ninh ở Daraa.

Vai trò của Iran

Lực lượng dẫn đầu các nhóm quân tiếp viện của chính phủ Syria ở Daraa không hề xa lạ mà là Sư đoàn 4 Thiết giáp Vệ binh Cộng hòa dưới sự chỉ huy của Tướng Maher al-Assad, em trai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Sư đoàn 4 đã đứng chân trong địa bàn này nhiều năm, tham gia hầu hết các chiến dịch tấn công và phòng ngự trước các lực lượng đối lập và có mối liên hệ chặt chẽ với Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các nhóm dân quân Shia do Iran hậu thuẫn.

Không như những vùng đất khác ở Syria, Daraa không đơn thuần là một "ngã ba biên giới" mà nó đi kèm với một lịch sử xung đột phức tạp giữa Syria và các thế lực nước ngoài, đặc biệt là liên quan tới Cao nguyên Golan, khu vực đã bị Israel chiếm đóng trong nhiều năm.

9 năm sau cuộc cách mạng, cơn thịnh nộ của Sư đoàn 4 VBCH sắp quét sạch tây nam Syria? - Ảnh 6.

Xe tăng và thiết giáp của Sư đoàn 4 Vệ binh Cộng hòa Syria trong một đợt cơ động từ mặt trận Daraa tới mặt trận Damascus.

Chính vì vậy, một hoạt động quân sự tại đây sẽ trở thành một "tình trạng bất ổn" xuyên biên giới.

Việc các nhóm dân quân thân Iran "theo chân" Sư đoàn 4 tăng cường tại đây là điều "không thể chấp nhận" trong mắt Tel Aviv và cũng là việc mà Moscow luôn cố gắng tránh khỏi.

Ngay cả khi Sư đoàn 4 được tăng cường và tái kiểm soát khu vực Tafas thông qua một chiến dịch quân sự, sự xuất hiện công khai của lực lượng Iran cũng sẽ khó xảy ra.

Nếu giả định rằng Damascus và Tehran đang tiến hành một "bước đi chiến lược" ở nơi từng là "cái nôi" của cuộc nổi dậy 2011, chắc chắn đây vẫn chỉ là một hành động thăm dò hơn là một "canh bạc" khiến sự cân bằng mong manh tại khu vực nhạy cảm này sụp đổ.

Sư đoàn 4 Thiết giáp Vệ binh Cộng hòa Syria được cho là có mối quan hệ tốt với IRGC. Tên lửa tự chế Golan-1000 của đơn vị (được Iran hỗ trợ về mặt kỹ thuật) trong một đợt pháo kích vào vị trí phiến quân ở tỉnh Latakia ngày 11/5/2019.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại